Hồi ký - danh nhân

Nhật Ký Đặng Thùy Trâm

download-sach-nhat-ky-dang-thuy-tram1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đặng Thùy Trâm

Download sách Nhật Ký Đặng Thùy Trâm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook                PDF | PRC | EPUB

 

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

” Đặng Thùy Trâm là chính là con người mà bản thân mình muốn hướng đến. Chị ( mình xin phép được gọi bác sĩ là “chị” vì bác sĩ hy sinh khi còn quá trẻ – 27 tuổi ) là một bác sĩ luôn tận tụy với công việc, là một Đảng viên luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước đã giao cho, là người được mọi người yêu quý và dành cho những tình cảm hết sức đặc biệt – không chỉ là tình đồng chí, đồng đội mà còn là tình cảm chị em vô cùng chân thành và đầm ấm nơi chiến trường khốc liệt. Đọc nhật ký của chị mình cảm nhận được tình yêu của chị dành cho gia đình, cho những chiến sĩ bị thương, cho người em trai kết nghĩa – đọc xong mà mình muốn yêu Thuận ( em trai kết nghĩa của bác sĩ ) luôn, anh này quá tuyệt. Kết lại là chúng ta nên cảm thấy hạnh phúc vì được sống trong thời bình và hãy biết trân trọng điều đó, ông cha ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu để có được nền độc lập ngày hôm nay. ”

” Đặng Thùy Trâm – tên nữ bác sĩ anh hùng đó như một tấm gương sáng cho tôi. Đọc ”nhật kí Đặng Thùy Trâm, tôi biết được niềm vinh dự, hạnh phúc lớn lao khi được góp sức mình cho cuộc chiến đấu trường kì, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản. Cuốn nhật kí ghi lại cuộc sống thường ngày với những tâm tư, tình cảm, cảm xúc của chị. Tôi hiểu rằng chị tâm huyết với nghề bao nhiêu thì tình cảm mà chị dành cho những người bệnh nhân của mình càng sâu sắc bấy nhiêu. Đó còn là tình thương của người chị dành cho những đứa em nuôi. Là tình yêu đối với Tổ quốc, đối với Hà Nội, với Miền Nam yêu dấu và đặc biệt là Đức Phổ thương yêu. Chị ra đi khi tuổi còn xuân, nhưng lòng nhiệt huyết, tình yêu thương của chị vẫn còn mãi để soi đường dẫn lối chop trẻ tuổi mai sau. Cuốn nhật kí ấy, người bác sĩ trẻ tuổi ấy đã cho tôi tình yêu vào cuộc sống. Và người bác sĩ trẻ tuổi ấy sẽ luôn sống mãi trong lòng tôi. ”

Đọc hết quyển sách tôi thấy tràn đầy 2 chữ “yêu thương” trong từng trang giấy. Chị yêu thương nhiều đến nỗi làm tôi có một suy nghĩ “Liệu trong cuộc sống hiện đại còn có một người nào yêu thương chân thành và vô bờ bến như chị không? Nếu có thật thì người ấy có trông giả tạo dưới con mắt của mọi người không?” Nghĩ thật lâu thì tôi cảm nhận rằng “sẽ có, thời đại nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy, còn rất nhiều người có tâm hồn đáng trân trọng như vậy. Vì dù sao thì chị cũng rất đỗi bình thường (chứ không tầm thường) như những cô gái trẻ khác, muốn được yêu, muốn được coi trọng và được đánh giá đúng năng lực bản thân…

Trích dẫn :

Thời chống Mỹ từng có một bác sĩ, một con người, tên là Đặng Thuỳ Trâm…

Tác giả những dòng nhật ký sau đây bạn đọc sẽ đọc thuộc về một lớp người khá đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội ta từ sau 1945 – họ có mặt trong công cuộc chiến đấu chống Mỹ từ mấy năm đầu tiên, khi ở miền Nam, các cơ sở cách mạng triển khai đến tận nhiều huyện đồng bằng, và trên toàn quốc, cuộc chiến tranh dù đã gian khổ nhưng chưa có cái không khí bức bối khắc nghiệt như từ đầu những năm 70 trở đi.

Và một điều đáng nói nữa: trước đó, họ thuộc lứa thanh niên đầu tiên được đào tạo theo tinh thần của những người đi kháng chiến chống Pháp, cái tinh thần “cuộc sống mới”, ấp ủ từ những ngày Việt Bắc gian khổ mà hào hùng

Hà Nội trước chiến tranh thanh bình, yên ả lạ thường. Bao trùm xã hội là một không khí thiêng liêng, thành kính. Ngay đối với người dân thường mọi chuyện làm ăn sinh sống chỉ có ý nghĩa là sự chuẩn bị cho ngày mai có mặt ở chiến trường. Nền kinh tế tem phiếu chưa làm mấy ai khó chịu. Trong tâm trí đám học trò chúng tôi (tôi với Thùy Trâm vốn học cùng lớp trong suốt ba năm cấp ba ở trường Chu Văn An, nên dưới đây, việc dùng chữ chúng tôi là có một lý do chính đáng) lúc nào cũng thấm đẫm tinh thần lãng mạn của Ruồi trâu, của Pavel Korsaghin trong Thép đã tôi thế đấy và cả của Marius và Cosette trong Những người khốn khổ. Sách vở lúc ấy là đồng nghĩa với văn hoá. Thêm một điã nhạc cổ điển, với một vài bông hoa trên bàn nữa thì coi như mãn nguyện hoàn toàn. Có mặt trong đám đông dự mít tinh ở quảng trường Ba Đình trong một ngày lễ lớn (trước 1965, những ngày lễ lớn bao giờ cũng có mít tinh, đâu cả chục ngàn người), anh bạn tôi mặt ngẩng cao dõi theo mấy cánh chim bay mãi vào những đám mây xa. Đêm giao thừa ngay khi có chiến tranh rồi thì mấy ngày Tết vẫn có ngừng bắn, cũng như mọi người, chúng tôi dắt xe đạp đi bộ quanh Hồ Gươm trong tiếng nhạc dập dìu của mấy bài Hà Nội Huế Sài Gòn, Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó…

Và có thể nói mà không sợ ngoa là từ đấy, nhiều người đi thẳng ra chiến trường.

Nhật ký tôi viết mấy năm ấy còn ghi lại được hình ảnh về những người lính ớ đánh Khe Sanh 1967: Quần áo ba lô người nào cũng tinh tươm, niềm tin sáng bừng trong mắt, chỉ sợ không đi thì lỡ mất dịp có mặt trong lễ chiến thắng.

Một niềm tin tưởng như chỉ có ở tôn giáo – thứ niềm tin mang đầy cảm giác thánh thiện – chi phối hành động mọi người. Lao vào chiến tranh lúc ấy không phải chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm ao ước, là vinh dự mà nhiều anh em chúng tôi cảm thấy phải giành lấu bằng được.

Tốt nghiệp đại học 1966, Thuỳ Trâm lại xung phong đi khá xa, vào tận Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ở đó chị làm công việc đặc trưng cho người phụ nữ trong chiến tranh là phụ trách một bệnh viện huyện, và từ đó tạo nên cho mình một số phận.

Không phải ngẫu nhiên, hai người lính thám báo Mỹ hôm qua, trong bức thư gởi tới người mẹ của liệt sĩ vừa viết mới đây, khẳng định một cách chắc chắn như đinh đóng cột: “Trên bất cứ đất nước nào trên thế giới, điều đó đều được gọi là anh hùng”

Họ muốn nói tới cái sự việc từng ám ảnh họ một thời gian dài: người bác sĩ này đã đứng ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh, và đã ngã xuống như một người lính vừa rời tay súng.

Tuy nhiên, theo tôi, trước khi để cái hành động dũng cảm cuốn cùng Thùy Trâm “đóng đinh” vào tâm trí mình, những người lính bên kia chiến tuyến thật ra đã bị chinh phục. Phải có một nhân tố nào nữa, thiết yếu hơn, khiến họ tự nhủ phải cứu bằng được cuốn nhật ký rồi bị hút theo chị, mải miết tìm cách giải mã những dòng chữ chị ghi và sau này còn để rất nhiều thời gian lần theo dấu vết của chị.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button