Hồi ký - danh nhân

Nghệ sĩ dương cầm

pianist-poster1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK NGHỆ SĨ DƯƠNG CẦM

Tác giả : Wladyslaw Szpilman

Download sách Nghệ sĩ dương cầm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Władysław Szpilman (5 tháng 12 năm 1911 – 6 tháng 7 năm 2000) là một nghệ sĩ dương cầm người Do Thái, sinh ra và lớn lên tại Ba Lan . Ông là tác giả của cuốn hồi kí Nghệ sĩ dương cầm kể về cuộc đời ông trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai.

Cuốn hồi ký kể về cuộc đời của tác giả là một nghệ sĩ dương cầm trong Đệ nhị thế chiến trong khu tập trung người Do Thái tại Warszawa, Ba Lan. Câu truyện được bắt đầu từ năm 1939 đến 1945. Cuốn hồi ký đã vẽ lên cuộc sống khốn khổ trong trại tập trung và sự đàn áp của Đức Quốc Xã. Cuốn hồi ký cũng kể về việc lẩn trốn phát xít Đức và việc được giúp đỡ bởi một sĩ quan quân đội Đức (Wilm Hosenfeld) của tác giả. Quan trọng hơn cả cuốn hồi ký đã nói lên tình yêu âm nhạc của tác giả trong hoàn cảnh mà mạng sống có thể mất bất cứ lúc nào.

Cuốn hồi ký đã được dựng thành phim Nghệ sĩ dương cầm và bộ phim này đã đạt giải tại Liên hoan phim Cannes năm 2002.

Trích dẫn :

Tôi bắt đầu sự nghiệp trong thời chiến làm nhạc công dương cầm cho một quán cà phê Nowoczesna, trên đường phố Nowolipki ở ngay trung tâm ghetto Warsaw. Tháng Mười một năm 1940, vào lúc các cổng ra vào ghetto làm xong, gia đình tôi đã bán hết mọi thứ có thể bán được từ lâu, kể cả tài sản quý giá nhất trong nhà là chiếc dương cầm. Cuộc sống dù không đáng kể đến thế, nhưng vẫn buộc tôi phải vượt qua sự thờ ơ của tôi để tìm cách kiếm sống, và ơn Chúa, tôi đã tìm được việc làm. Công việc làm tôi bớt thời giờ mà ủ ê nghiền ngẫm, và tôi ý thức được rằng cả gia đình tôi phụ thuộc vào việc tôi kiếm sống, dần dần nó giúp tôi khắc phục được tình trạng thất vọng và bơ vơ trước đây của tôi.

Công việc của tôi bắt đầu từ lúc chiều tối. Muốn đến quán cà phê, tôi phải đi qua một mê cung những con đường hẹp từ xa vào Ghetto, hoặc muốn thay đổi một chút, nếu tôi cảm thấy thích quan sát hoạt động của bọn buôn lậu, tôi phải men theo rìa bức tường.

Chiều tối là lúc thuận tiện nhất cho việc buôn lậu. Cảnh sát đã mệt lử vì đã tìm cách hốt tiền bất chính suốt buổi sáng, lúc này mất cảnh giác vì đang mải tính đếm tiền lời lãi. Nhiều dáng người không ngừng xuất hiện trong các khung cửa sổ và cửa ra vào của các khu nhà dọc theo bức tường, rồi lại chúi vào nơi ẩn nấp, sốt ruột đợi tiếng lạo xạo của một chiếc xe ngựa hoặc tiếng loảng xoảng của chuyến xe điện. Từng lúc một, tiếng động bên kia bức tường cứ rõ dần, và lúc một chiếc xe ngựa chạy nước kiệu qua theo đúng dấu hiệu thoả thuận, một tiếng huýt sáo, rồi khi đã nghe thấy, những cái bao, gói, bọc bay qua tường. Người ta nằm im, đợi đến lúc chạy ào qua cửa, hấp tấp vồ lấy các thứ của cải phi pháp, rồi lại rút vào trong nhà, và sự im lặng dối trá đầy mong đợi, những tiếng thì thào to nhỏ, bồn chồn, và bí mật lại tràn ngập đường phố, ít phút sau mới chấm dứt. Vào những ngày cảnh sát làm công việc thường lệ sốt sắng hơn, có thể nghe thấy tiếng những phát súng hoà lẫn với tiếng bánh xe ngựa, những quả thủ pháo bay qua bức tường thay cho các bao, túi, tiếng nổ ầm vang làm vôi vữa trong các ngôi nhà rơi rụng lả tả.

Chiều dài bức tường của ghetto không dọc theo suốt con đường. Cách một khoảng nhất định, có những lỗ hổng dài trên mặt đất để thoát nước từ khu vực Aryan [1] vào các cống rãnh bên ngoài lề đường của người Do Thái. Bọn trẻ con thường dùng những chỗ hổng này để buôn lậu. Có thể thấy những dáng người màu sẫm, bé nhỏ, trên các đôi chân khẳng khiu từ khắp mọi phía chạy vội đến, những cặp mắt sợ hãi lén lút liếc từ trái sang phải. Rồi những bàn tay nhỏ bé kéo mạnh các loại đồ đạc qua các lỗ hổng, những thứ đồ ký gởi này thường to hơn cả những kẻ buôn lậu.

Lúc đồ buôn lậu đã lọt qua tường, bọn trẻ phải hất chúng lên vai, chúng khom cả người, lảo đảo dưới sức nặng, mạch máu trên thái dương nổi hằn lên xanh lè vì gắng sức, miệng chúng há hốc, thở hổn hển đau đớn hớp không khí lúc hối hả chạy về mọi hướng như những con chuột nhỏ hốt hoảng.

Công việc của chúng đầy rủi ro và nguy hiểm chẳng kém gì bọn buôn lậu người lớn. Một hôm lúc đi dọc theo bức tường, tôi đã chứng kiến hoạt động buôn lậu của bọn trẻ hình như đã đến hồi thắng lợi. Một đứa bé Do Thái vẫn còn ở phía bên kia tường, chỉ cần theo đồ của nó chui qua lỗ hổng. Hình dáng bé nhỏ, gầy guộc của nó đã hiện ra một phần, bỗng nhiên nó hét lên, và tôi nghe tiếng gầm khàn khàn bằng tiếng Đức ở bên kia tường. Tôi chạy đến nắm chặt lấy thằng bé, cố giúp nó chui qua cho thật nhanh, nhưng bất chấp sự cố gắng của chúng tôi, hông của nó vẫn mắc kẹt nơi ống cống. Tôi ráng sức kéo cánh tay nó trong khi tiếng la hét của nó ngày càng trở nên tuyệt vọng và tôi nghe thấy tiếng đấm đá nặng nề của cảnh sát phía bên kia bức tường. Lúc tôi cố kéo được thằng bé chui qua, nó đã chết. Xương sống nó đã gẫy tan.

Trong thực tế, ghetto không phụ thuộc vào việc buôn lậu để tự nuôi sống mình. Thực ra việc buôn lậu do những trùm tư bản như Kon và Heller điều hành, chúng hoạt động dễ dàng hơn và khá an toàn. Cảnh sát canh gác được ăn hối lộ sẽ lờ đi vào những thời gian thích hợp theo những thoả thuận ngầm, lúc đó hàng dẫy xe ngựa chạy qua cổng ghetto ngay dưới mũi cảnh sát, chở theo thực phẩm, rượu đắt tiền, nhiều loại hàng quý giá và xa xỉ, thuốc lá chở thẳng đến từ Hy Lạp, nhiều thứ đồ trang điểm và mỹ phẩm của Pháp.

Hàng ngày tôi được ngắm kỹ các thứ đồ buôn lậu này ở Nowoczesna. Quán cà phê đầy ắp những kẻ giàu có lượn quanh, đeo đầy nữ trang bằng vàng, lủng lẳng kim cương. Tiếng bật nút chai champagne cùng với những món ăn trang trí cầu kỳ đưa ra phục vụ bọn đầu cơ thời chiến ngồi quanh các bàn chất đồ ăn thức uống nặng trĩu. Chính ở nơi này tôi đã mất hai thứ ảo tưởng: niềm tin vào sự đoàn kết chung chung và khả năng yêu thích âm nhạc của người Do Thái.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button