Hồi ký - danh nhân

Napoleon Bonaparte – Cuộc đời và sự nghiệp

napoleon1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK NAPOLEON BONAPARTE – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Napoleon Bonaparte – Cuộc đời và sự nghiệp ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ngày 15 tháng 8 năm 1769, tại thành phố A-giắc-xi-nô thuộc đảo Coóc, Lê-ti-ti-a Bô-na-pác, 19 tuổi, vợ một người quý tộc địa phương làm nghề luật sư, đang đi ngoài phố bỗng thấy đau đẻ, vội rảo bước về nhà thì sinh được một đứa con trai. Lúc bấy giờ, quanh Lê-ti-ti-a không có ai nên đứa bé đã bị đẻ rơi. Thế là gia đình của Sác Bô-na-pác, một luật sư nghèo ở thành phố A-giắc-xi-ô, thêm một người. Sác Bô-na-pác quyết định cho con mình hấp thụ nền giáo dục Pháp chứ không phải nền giáo dục Coóc. Khi đứa bé lớn lên, gia đình đông người ấy không có đủ tiền cho con ăn học, Sác Bô-na-pác đã xin được học bổng cho con vào theo học ở một trường võ bị Pháp. Đảo Coóc, sau nhiều năm thuộc về nước Cộng hoà Giên, đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của một địa chủ địa phương tên là Pao-li, và, năm 1755, đã đuổi được người Giên ra khỏi đảo. Lẽ dĩ nhiên, đó là một cuộc khởi nghĩa của tầng lớp tiểu quý tộc nông thôn và của nông dân được những người săn bắn, những người chăn cừu ở trên núi và dân nghèo ở một vài thành thị ủng hộ. Tóm lại, đó là cuộc khởi nghĩa của một dân tộc muốn thoát ra khỏi ách bóc lột hà khắc về thuế khoá và cai trị của một nước cộng hoà buôn bán. Cuộc khởi nghĩa thu được thắng lợi, và từ năm 1755, đảo Coóc sống độc lập dưới sự lãnh đạo của Pao-li. Những tàn dư của xã hội tộc trưởng vẫn còn mạnh (đặc biệt ở trong nội địa đảo). Thỉnh thoảng, các thị tộc lại giao tranh ác liệt và dai dẳng. Tệ tục “thù truyền kiếp” rất phổ biến, thường được kết thúc bằng những trận chiến đấu khủng khiếp. Năm 1868, nước Cộng hoà Giên đã bán lại cho vua nước Pháp Lu-i XV “quyền hành của mình” ở Coóc-thực tế quyền hành ấy đã bị thủ tiêu-và mùa xuân năm 1869, quân đội Pháp đã đánh bại quân của Pao-li (việc này xảy ra vào tháng 5 năm 1869, ba tháng trước khi Na-pô-lê-ông ra đời). Đảo Coóc trở thành đất đai thuộc Pháp.

Như vậy, Na-pô-lê-ông đã sống những ngày thơ ấu trong một thời mà lòng dân đảo Coóc còn luyến tiếc nền độc lập chính trị đã mất đi một cách quá đột ngột, còn như một bộ phận của giai cấp địa chủ và tư sản thành thị thì tự nhủ rằng tốt hơn hết là hãy trở thành những thần dân trung thành và tự nguyện của nước Pháp. Bố Na-pô-lê-ông, Sác Bô-na-pác, thuộc phái thân người bảo vệ đảo Coóc đã bị đưa đi đày, và căm ghét những người xâm lăng.

Ngay từ hồi còn nhỏ, Na-pô-lê-ông đã tỏ ra không nhẫn nại và nôn nóng. Sau này, khi ôn lại những kỷ niệm thời ấu thơ của mình, Na-pô-lê-ông nói rằng: không ai bắt nạt được mình, hay gây gổ, hay đánh đứa này, chọc đứa khác và mọi đứa bé đều sợ cậu ta. Đặc biệt là Giô-dép, anh Na-pô-lê-ông, đã phải chịu đựng chuyện ấy nhiều.

Na-pô-lê-ông đánh anh, cắn anh, nhưng chính Giô-dép lại bị quở mắng, vì sau cuộc ẩu đả, Giô-dép chưa kịp hoàn hồn thì Na-pô-lê-ông đã đi mách mẹ. Na-pô-lê-ông kể thêm: mưu mẹo đã giúp tôi như vậy đấy, nếu không mẹ tôi đã phạt tôi về tội hay cãi nhau và không bao giờ tha thứ những hành động gây gổ của tôi.

Na-pô-lê-ông là một đứa trẻ lầm lì và nóng tính. Tuy bà mẹ yêu con, nhưng dạy dỗ Na-pô-lê-ông cũng nghiêm khác như đối với anh em của Na-pô-lê-ông. Gia đình sinh hoạt tằn tiện nhưng không túng bấn. Trông bề ngoài, ông bố là một người đàn ông tốt và bà Lê-ti-ti-a, người chủ thật sự của gia đình, một người đàn bà quả quyết, nghiêm khác và cần cù. Na-pô-lê-ông thừa hưởng của mẹ tinh thần ham làm việc và nếp sống trật tự nghiêm ngặt.

Đảo Coóc ở xa lục địa, nhân dân còn man rợ sống trong núi rừng, những cuộc xung đột kéo dài giữa các thị tộc, tệ nạn “thù truyền kiếp”, mối ác cảm rất khéo che giấu nhưng sâu sắc, dai dẳng của dân đảo đối với bọn xâm lược Pháp, tất cả những đặc điểm đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến những cảm giác đầu tiên của cậu bé Na-pô-lê-ông. Năm 1779, sau bao lần chạy chọt, Sác Bô-na-pác mới gửi được hai đứa con lớn là Giô-dép và Na-pô-lê-ông sang Pháp theo học ở trường trung học Ô-toong; mùa xuân năm ấy, Na-pô-lê-ông được nhà trường nước Pháp cấp học bổng và chuyển sang học ở trường võ bị Briên, một thị trấn nhỏ ở miền đông nước Pháp. Lúc này, Na-pô-lê-ông 10 tuổi.

Ở Briên, Na-pô-lê-ông là một đứa bé âu sầu, kín đáo, cáu kỉnh và hay giận dữ lâu, không gần gũi ai, không coi ai ra gì, không bạn bè, cảm tình với ai, rất tự tin mặc dầu tầm vóc nhỏ bé và còn ít tuổi. Người ta đã thử sỉ nhục, trêu chọc, chế giễu giọng nói địa phương của Na-pô-lê-ông. Cậu Bô-na-pác đã giận dữ ẩu đả, có khi được có khi thua, nhưng cũng đã làm cho bẹn bè của cậu hiểu rằng những cuộc xung đột như vậy không phải là không nguy hiểm. Na-pô-lê-ông học giỏi lạ lùng, nghiên cứu đến nơi đến chốn sử Hy Lạp và sử La Mã, cũng rất say mê toán học và địa lý. Các giáo sư của trường võ bị ở cái tỉnh nhỏ đó không giỏi lắm về các môn khoa học mà họ giảng dạy nên cậu Na-pô-lê-ông phải bồi bổ thêm kiến thức của mình bằng cách đọc sách. Na-pô-lê-ông đọc sách trong những năm còn ít tuổi và sau này còn đọc rất nhiều và đọc rất nhanh. Lòng yêu quê hương đảo Coóc của Na-pô-lê-ông đã làm cho bạn bè người Pháp ngạc nhiên và xa lánh Na-pô-lê-ông: lúc bấy giờ Na-pô-lê-ông còn coi nước Pháp như một chủng tộc xa lạ, là những kẻ xâm lược hòn đảo quê hương của mình. Na-pô-lê-ông chỉ liên lạc được với tổ quốc xa xôi của mình bằng thư từ của bố mẹ, anh em, vì gia đình không đủ tiền cho Na-pô-lê-ông về nhà nghỉ hè.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button