Hồi ký - danh nhân

Mùa thu Đức 1989

mua_thu_duc_19891. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK MÙA THU ĐỨC 1989

Tác giả : Egon Krenz

Download sách Mùa thu Đức 1989 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Mùa thu Đức 1989 là tên cuốn hồi ký của Egon Krenz, Tổng bí thư Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Đức, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào thời điểm Bức tường Berlin được mở ngày 9/11/1989, công bố lần đầu tiên vào tháng 2/2009 tại Đức đã tạo nên một tâm điểm chú ý của dư luận.

Tham gia vào các sự kiện Mùa thu Đức ở cương vị nguyên thủ và chịu trách nhiệm cao nhất, ông đã thuật lại một cách chi tiết, đầy đủ các diễn biến chính trị dẫn tới việc sụp đổ của Cộng hòa Dân chủ Đức.

Phân tích, lý giải các sự kiện trong Mùa thu Đức 1989, ông đồng thời lý giải nó trong bề sâu có tính lịch sử, về các nguyên do của nước Đức XHCN, Liên bang Xô viết và khối Hiệp ước Warszawa.

Nhiều năm sau các sự kiện, tác giả có điều kiện chiêm nghiệm và đối sánh trong bối cảnh nước Đức thống nhất và thế giới xóa bỏ Chiến tranh lạnh nhưng tiếp tục phân rã, do đó cái nhìn phân tích của ông càng đáng lưu tâm.

Là một người cộng sản, Egon Krenz không ngần ngại phê phán các sai lầm của chủ nghĩa xã hội, song ông trung thực bảo vệ lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Những gì trong Mùa thu Đức 1989 cho thấy, trước sau Egon Krenz là người cộng sản ái quốc – với ông Tổ quốc đồng nghĩa với Cộng hòa Dân chủ Đức XHCN.

Trích dẫn :

Trước cuộc họp năm nay của Ban cố vấn chính trị có sự chia rẽ sinh ra từ câu hỏi: Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt?

Lãnh đạo Hungary nói: “Đúng.”

Gorbachev bác lại. Hôm qua, ngày 6/7, ông là khách ở Hội đồng châu Âu . Tại phiên họp nghị viện ông phàn nàn rằng sự can thiệp của NATO vào công việc nội trị của các nước XHCN đã làm Chiến tranh Lạnh căng thẳng trở lại. “Vấn đề nằm trong quan niệm của phương Tây”, ông nói, “coi vượt qua sự chia cắt châu Âu cũng là vượt qua chủ nghĩa xã hội.”  Đó là câu ông trả lời tổng thống Hoa Kỳ. Tại cuộc họp thượng đỉnh của NATO cuối tháng Năm ở Brussels, George Bush đòi lôi kéo Liên bang Xô viết vào “hệ thống giá trị của phương Tây.” Ông ta muốn có một châu Âu “từ Brest đến Brest.”  Trong mắt Gorbachev đó là sự công kích ý tưởng của ông về “Ngôi nhà châu Âu” trong phạm vi biên giới hậu chiến. Ông coi các nghị quyết của hội nghị NATO là biểu hiện đối đầu.

Lãnh đạo nhà nước Ba Lan, Wojciech Jaruzelski, cũng không tin Chiến tranh Lạnh kết thúc. Xuất phát điểm cho quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia, theo ông, là sự tôn trọng các thực tế đã được ấn định ở Yalta và Potsdam. Ông phê phán “tư tưởng Đại Đức của Cộng hòa liên bang Đức.” Đã đến lúc nước này phải phát triển một quan hệ với Ba Lan như hệ quả từ thực tế lịch sử của những năm từ năm 1939 đến năm 1945 đòi hỏi .

Biết rõ các nội dung tranh luận trước thềm hội nghị thượng đỉnh ở Bucharest nên tôi hồi hộp đợi xem sẽ có gì xảy ra. Tôi hy vọng các nước XHCN tìm được sức mạnh nhằm chung tay thực thi các cải cách đã được Gorbachev khởi sự và giành lại thế chủ động trong chính sách đối ngoại trước NATO.

Khi cùng Honecker và các thành viên khác của đoàn đại biểu CHDC Đức tiến vào phòng họp, tôi thấy gần như tất cả đã yên vị. Phòng họp rất hoành tráng. Giữa phòng là một chiếc bàn hội nghị chữ nhật dài, các đoàn đại biểu ngồi quanh bàn theo thứ tự bảng chữ cái.

Honecker nói khẽ, gần như thì thầm: “Lại thế nữa!”

Tôi không rõ điều gì làm ông phật lòng. Mãi đến khi ông chỉ tay vào chỗ của đoàn CHDC Đức bên bàn hội nghị thì tôi mới hiểu: đoàn CHDC Đức ngồi ngay cạnh đoàn Hungary. Honecker khó chịu vì phải ngồi gần với lãnh đạo đảng mới của Hungary, Reszö Nyers. Lý do là thế này: tờ NEUES DEUTSCHLAND  trước đó mấy hôm có đăng bản báo cáo của Bộ chính trị tại Hội nghị 8 Ban chấp hành trung ương đảng SED. Trong đó nhắc đến mối quan ngại của SED về tình hình ở Hungary. Một số phần tử ở đó núp dưới bóng cờ đổi mới để rắp tâm bài trừ chủ nghĩa xã hội. Kể từ sau biến cố năm 1968 ở Tiệp Khắc, chưa bao giờ SED công khai thẳng thắn bày tỏ sự phật ý đối với một nước anh em như vậy. Người Hungary cảm thấy chúng ta xúc phạm họ.

Janos Kadar, lãnh đạo kỳ cựu đảng Hungary, qua đời ngày 5/7. Trước khi ông mất, các đồng chí của Kadar đã đào mồ chôn chính sách của ông rồi. Hiện tại họ tìm đường cứu đất nước thoát cảnh nợ nần. Hungary hiện đang nợ phương Tây 17 tỉ USD. Người Hungray dự tính đến cuối năm 1989 sẽ mất khả năng chi trả. Nước này nằm gọn trong nanh vuốt của Quỹ tiền tệ quốc tế .

Trừ một ngoại lệ đoàn đại biểu Hungary toàn các khuôn mặt mới. Danh chính ngôn thuận thì trưởng đoàn là chủ tịch đảng Nyers, nhưng người giật dây đằng sau là Bộ trưởng Ngoại giao Gyula Horn . Nghe nói ông ta đóng vai trò chính trong sự kiện Hungray mở biên giới qua Áo hôm 2/5/1989. Qua hành động đó Horn hy vọng phương Tây trợ giúp kinh tế cho Hungary.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button