Hồi ký - danh nhân

Lê Giản Hồi Ký

coffee_and_books1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lê Giản

Download sách Lê Giản Hồi Ký ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Những năm tháng ấy, bắt đầu từ khi chúng tôi phải rời cảng Sài Gòn để đi Madagasca. Không phải với tư cách là những nhà du lịch mà là những kẻ bị đưa đi một trại tập trung cải tạo mới. Hồi bấy giờ, Madagasca còn là thuộc địa của Pháp. Chúng tôi đến Madagasca một thời gian thì Anh chiếm đảo này. Nước Pháp bị quân đội Hitle chiếm đóng và dựng lên Chính phủ bù nhìn Petain, có nghĩa là Pháp đã đứng về phía các nước phát xít.
Nước Anh hồi đó là một nước tham gia chiến tranh chống Phát xít. Vì vậy về sau Anh chiếm và làm chủ Madagasca, những người Cách mạng Việt Nam chống phát xít như chúng tôi đang bị giam cầm ở Madagasca sau khi Anh làm chủ được đối xử như những người tự do. Chúng tôi ở lại Madagasca ít lâu rồi tới ấn Độ. Tháng 10 năm 1944, cùng với một số chiến sỹ khác, tôi được một máy bay B 29, một pháo đài bay của Anh đưa vượt qua đãy núi Himalaya trở về nước và nhảy dù xuống chiến khu Cao Bằng.
Những dòng dưới đây ghi lại những tình cảm của chúng tôi đối với Liên xô trong những năm tháng ấy, tức là từ tháng 6 năm 1941 đến cuối năm 1944.

Trích dẫn :

Một bạn tri âm ngay từ phút đầu gặp mặt…

Sau này về nước, khi Cách mạng Tháng Tám đã thành công, tôi kể lại nhiều chuyện đi trên tàu Chenonceau với người thân, bà vợ tôi lúc này tóc đã hoa râm hình như chú ý nhất đến người bạn ấy, cứ tấm tắc mấy lần “Thực là quý hoá! đúng là mình ở hiền gặp lành”. Riêng tôi cho đến nay, vẫn còn nhớ một vài câu thơ của người bạn làm thời đó:

Bềnh bồng nước Ấn Độ Dương
Gặp người bạn quý trên đường lênh đênh
Cho ăn ngon lại cho tin…

Câu chuyện như thế này:
Chiều ngày 6.6.1941, khi xuống tàu vừa yên chỗ thì một người Pháp tuổi trạc 50, y phục thuỷ thủ bước tới, chủ động làm quen bằng cách tự giới thiệu với lời lẽ cởi mở, ôn tồn và thân ái:
– Chào các ông. Người ta đưa các ông đi đâu đấy? Vì lẽ gì? Tôi phải chăm sóc các ông về việc ăn ở ở đây.
Chúng tôi chào lại. Anh Phan Bôi thay mặt đoàn tù trả lời bằng tiếng Pháp:
– Chúng tôi bị đày đi đảo Madagasca chỉ vì yêu nước và yêu chủ nghĩa cộng sản. Cảm ơn ông đã quan tâm.
Vừa lắng nghe, vừa nhìn chúng tôi vẻ thông cảm và đầy cảm tình, người thuỷ thủ ấy bảo chúng tôi:
– Ở hầm nóng lắm, các ông nên đề nghị mỗi ngày cho lên boong ít lần mà thở. Đã thành lệ rồi, các ông cứ đề nghị là được đấy.
Trong đoàn chúng tôi ngoài 9 đảng viên cộng sản còn hai người bị đưa đi trại tập trung vì thân Nhật là Nhuyễn Thế Truyền vâ em là Nhuyễn Thế Song. Nguyễn Thế Truyền đã từng du học rồi ở Pháp lâu năm, từ sau hôm thấy xe chở chúng tôi đến Hoà Bình rẽ ngoặt về phía Ninh Bình bỗng trở thành lì xì, rầu rĩ. (ông đang hí hửng tưởng Rougier sẽ đưa cả đoàn về Hà Nội rồi trả lại tự do cho hai anh em ông vì ông đinh ninh là quân Nhật đã can thiệp buộc Pháp phải làm như thế), tự nhiên vui vẻ thốt lên: “Đây đúng là một công nhân Pháp chính cống! chính cống”. Mặc dù chúng tôi với ông vẫn chính kiến bất đồng song nhận định của ông về người bạn Pháp này thì chúng tôi rất tán thành. Và… kìa, người bạn ấy trở lại, tay xách một bao bánh mỳ đặt xuống trước mặt chúng tôi và bảo anh em đi theo ông lấy khẩu phần ăn đem về. Khẩu phần quả là không thể tưởng tượng nổi: thịt bò rán (chateau brillant) khoai tây, đậu sào và súp thịt. Ông khuyến khích chúng tôi:
– Ăn no, ăn nhiều vào để lấy lại sức khoẻ, thiếu thì đến chỗ tôi lấy thêm (rabio) đừng ngại. Ăn xong, các anh đem bát đã trả lại nhà bếp.
Không phải chỉ bữa đầu tiên như vậy mà các bữa sau cũng tương tự hoặc còn hơn thế nữa, nhiều hôm lại có cả bích quy, cà phê, món này hình như làm cho ông Nguyên Thế Truyền tạm quên đi nỗi buồn quân Nhật không can thiệp cho anh em ông được trả lại tự do…
Cũng bị giam cùng chúng tôi ở buồng bên cạnh có một thanh niên Pháp tên Montausier bị đưa về Pháp để xét xử về tội “theo phái Đờ Gôn”. Anh đã từng bị nhốt khám lớn Sài Gòn từ cuối năm 1940, do đó có biết về các đồng chí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ như chị Minh Khai mà anh ta rất khâm phục. Chỉ ít lâu sau khi quen nhau, Montausier giới thiệu cho chúng tôi về lý lịch người bạn thuỷ thủ lo về việc ăn của chúng tôi.
Trước kia anh ấy là một liên lạc viên của Quốc tế cộng sản. Anh ấy là một trong những người chuyển đến Đông Dương những sách báo, tài liệu bằng tiếng Pháp in ở Mátscơva của Quốc tế cộng sản hay ở Paris của Đảng cộng sản Pháp…
Một anh em trong chúng tôi hỏi tên người bạn đáng mến, người đồng chí rất ân cần ấy thì Montausier lắc đầu:
– Không biết.
Cùng cảnh ngộ nên chúng tôi dễ gần Montausier và qua tiếp xúc nhiều lần chúng tôi coi anh là một người bạn đáng tin cậy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button