Hồi ký - danh nhân

Hun Sen – Nhân Vật Xuất Chúng Của Campuchia

hun sen nhat vat xuat chung cua campuchia1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK HUN SEN – NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG CỦA CAMPUCHIA

Tác giả : Harish C. Mehta – Julie B. Mehta

Download sách Hun Sen – Nhân Vật Xuất Chúng Của Campuchia ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đây là cuốn sách đầu tiên về tiểu sử của một nhà lãnh đạo với chuyện đời tư của ông cho tới nay chắc chắn vẫn còn hoàn toàn bí mật.

Nhưng còn nhiều hơn một cuốn sách mô tả về cuộc đời của Hun Sen – qua sự chứng kiến của ông, sách còn lột tả sự thật của quá khứ đã nảy sinh ra cuộc thảm sát hàng loạt những người vô tội. Một tài liệu cần đọc dành cho tất cả những người quan tâm đến những sự kiện bí ẩn, cũng như cảm thấy khó hiểu về lịch sử cận đại đầy phức tạp của Campuchia, và con đường đi lên nhanh chóng của một nhà lãnh đạo chưa từng có của Campuchia, từ chỗ không có tên tuổi bước vào vị thế của một nhân vật xuất chúng.

Tiểu sử của Hun Sen và lịch sử của đất nước ông đan dệt với nhau thành kết cấu của một cuốn thiên niên sử 2000 năm không thể tách rời. Để hiểu nhân vật được mọi người bàn đến nhiều, con người điều hành đất nước Campuchia bằng đường lối sâu sát cứng rắn khi đất nước còn trong tình trạng bất ổn, tất yếu phải đi sâu vào quá khứ qua hai thiên niên kỷ hoà quyện nhiều nét hoa mỹ và nhận ra được ông ở giữa hai dòng lịch sử Khơme pha trộn. Là một lịch sử được giải thích bằng sự xung đột giữa dân chúng bên trong các đường biên giới du canh du cư của Vương quốc Khơme được các tù trưởng cai trị vào tám thế kỷ đầu của thiên niên kỷ vừa qua sau các cuộc chiến đẫm máu với các Vương quốc Chàm ở phía đông (Việt Nam ngày nay) và Vương quốc Xiêm ở phía tây vào các năm đầu thế kỷ XI.

Cuốn sách này chứa đựng những tình tiết chưa được nói ra về Hun Sen. Nó cũng là quyển truyện về đất nước không chịu nổi chính sách ngoại giao theo tư tưởng thiển cận của Sihanouk và đời sống chính trị thời Chiến tranh Lạnh đã kết hợp lai tạo ra những tinh tế, trước hết để Khơme Đỏ lên nắm chính quyền và sau đó từ hoàn cảnh ít người biết đến một nhân vật có ảnh hưởng lớn như Hun Sen nổi lên đánh bại hoàn toàn chế độ diệt chủng và nắm quyền kiểm soát đất nước đã bị chiến tranh tàn phá.

Với đường lối sâu sát cứng rắn của Hun Sen, đất nước dần dần từng bước đã trở nên ổn định, các nhà đầu tư cho biết trước đây chưa bao giờ có được sự tin tưởng cao đến như vậy trong làm ăn kinh doanh. Khi những sự đồi bại của tệ tham nhũng và tội ác cũ tỏ ra khó loại bỏ, Hun Sen đã cảnh báo với những người trong đảng của ông phải thay đổi lề lối của họ nếu không sẽ có nguy cơ bị khai trừ. Rõ ràng Hun Sen đã kiên quyết xây dựng một đất nước Campuchia phồn thịnh về phương diện kinh tế. Trớ trêu thay, các người gây trở ngại ghê gớm nhất cho tầm nhìn của ông lại chính là các chính khách có ảnh hưởng và những người làm việc trong cơ quan nhà nước đầy quyền lực nằm trong chính phủ của ông.

Trích dẫn :

UỐNG TRÀ VỚI NHÂN VẬT ĐÁNG GỜM

Một vài Thủ tướng ở độ tuổi bốn mươi bảy đã trải qua không biết bao nhiêu sự kiện, còn HunSen đã trải qua một cuộc sống bình dị : một cậu bé ở tỉnh Kongpong Cham, một chú tiểu ở Chùa, một cựu binh Khơme Đỏ, một chiến sĩ du kích lãng mạn, một người giải phóng dân tộc, một nhà ngoại giao và một nhân vật xuất chúng. Nhân vật đáng gờm này có nét độc đáo của một con người thực sự nhanh nhẹn sắc sảo, đã sống sót qua hơn chín lần chạm trán chớp nhoáng với cái chết. Đấy là vận may, cộng với khả năng phán đoán từng trải và ý chí để tiếp tục tồn tại đã khiến cho HunSen dường như có sức mạnh vô địch, và vẫn cứ tiếp tục vượt lên trên rất nhiều nhân vật ở chính trường Campuchia trong hai thập kỷ. Là Bộ trưởng ngoại giao lúc 27 tuổi, Thủ tướng lúc 33 tuổi, người luôn luôn có sự quyết đoán thật nhanh nhạy, ông lúc nào cũng là người biết vận dụng thời cơ rất thành thạo, người tỏa ra sức thu hút các póng viên, nhà báo, ngay từ lần đầu khi chúng tôi gặp ông vào năm 1989. Bằng con đường đi lên nhanh chóng, ông đã được người ta gán cho một loạt các tính cách, là một nhân vật tiếng tăm, một người chủ trương dân chủ và một người độc tài.
Cho nhân vật xuất chúng này biết là chúng tôi đang có ý định viết tiểu sử của ông và yêu cầu ông cho một loạt các cuộc phỏng vấn có thể kéo dài thời gian, ông là một chủ đề hết sức nhạy cảm. Harish đã tình cờ bắt đầu đề tài này vào đầu thập niên 1990 với Uch Kiman, phụ tá của Thủ tướng HunSen, người cũng có vẻ thích khái niệm đó. Chúng tôi biết rồi một ngày nào đó ý tưởng này sẽ được chấp nhận.
Khoảng năm năm sau, vào giữa năm 1997, Harish đưa ra yêu cầu chính thức bằng văn bản gửi tới Prak Skhonn, cố vấn cao cấp của Thủ tướng. Chúng tôi cho biết ý định muốn viết tiểu sử của HunSen. Liệu ông có thể thu xếp được mười tiếng phỏng vấn với HunSen không ? Trong khoảng một tuần, Prak Sokhonn đã trả lời cho chúng tôi. Ông đã trình lá thư yêu cầu của chúng tôi với HunSen ngay sau thời gian HunSen đã lật đổ Thủ tướng thứ nhất, Norodom Ranariddh, chưa được bao lâu và HunSen đã đồng ý.
Chúng tôi đến tư dinh rộng lớn của HunSen trên đại lộ Suramarit, đối diện với Đài Kỷ niệm Độc lập ở Phnom Penh. Chúng tôi đã gặp Prak Sokhonn ở đó. Sau khi lính bảo vệ kiểm tra theo thủ tục, chúng tôi được cho vào. Khu trang viên nhìn bắt mắt với các bụi hoa râm bụt đỏ tươi, các cây bonsai có hình con nai và các chú chó nhảy dựng lên trên thảm cỏ đã được cắt xén trông chúng có vẻ hung dữ. Sokhonn đang chờ chúng tôi. Một người đàn ông có dáng cao ráo, vui vẻ, trước đây ông vốn là biên tập viên cho một tờ báo quân đội.
Vào đầu tháng 12 năm 1997 tại tư dinh của HunSen, Prak Sokhonn kể, khi tôi bắt đầu cho Thủ tướng biết về hai vị, ông đã đưa tay lên ngắt lời tôi. Rồi ông nói “ Không sao. Tôi biết họ rất rõ. Anh có thể mời họ đến “.
Prak Sokhonn nói là chúng tôi được cho phỏng vấn HunSen ở thành phố Tây Nam của Siem Reap vào ngày 3 tháng 12 năm 1997 , trước lễ hội Angkor Ramayana lần thứ ba sẽ diễn ra vào ban đêm ở ngoài trời tại khu di tích của đền Angkor. Nhưng nhóm truyền hình người Nga không mấy vui vì HunSen đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn thay vì họ. Prak Sokhonn đã mời chúng tôi đi máy bay với ông tới Siem Reap.
Ông nói “ Chúng ta sẽ bay bằng chiếc Antonov 24 của Nga “, thấy chúng tôi bối rối, ông liền nói thêm “ Nó rất an toàn “.
Chúng tôi không tin chắc điều đó. Trước đây một năm, một chiếc Antonov, cũng loại máy bay này đã đâm sầm vào vành đai của phi trường Pochentong của Phnom Penh. Vì vậy, chúng tôi đã từ chối và chọn đi bằng máy bay ATR-70 do châu Âu chế tạo và đã bay qua Biển Hồ đến Siem Reap trước người tùy tùng này của HunSen.
Từ trên bầu trời, trông biển Hồ giống như một tô cháo khổng lồ đang bốc khói dưới ánh nắng mặt trời chói chang, được trang trí thêm bằng những hàng dừa nhô lên trên các thảm cỏ dại và những cánh đồng bát ngát chạy tới tận hướng bắc là các dãy núi nhấp nhô . Trong cái nôi trù phú này nhiều đế chế Campuchia đã trải qua các thời kỳ hưng thịnh, rồi sau đó vào giai đoạn cuối cùng nó đã lâm vào cảnh suy tàn. Mạn bên phải của “ tô cháo ấy “ là một vùng rộng lớn, rất dồi dào tôm cá và lúa gạo đủ nuôi cả một dân tộc. Chúng tôi đã quay trở lại nơi đó để tìm ra những câu trả lời vẫn còn bị lảng tránh.
Những con diệc trắng hốt hoảng bởi tiếng động cơ máy bay khuấy động trên bầu trời khi chiếc máy bay của chúng tôi đáp xuống phi trường Siem Reap.
Người tài xế taxi nói tiếng Anh trôi chảy với vẻ hơi châm biếm “ Trời mùa đông. Nhiệt độ mát mẻ 300C. Chúng tôi đang mong sao thoát ra khỏi cái nóng bức ấy để vào căn phòng khách sạn có máy điều hòa nhiệt độ.
Những bông sen hồng nở trên các hồ nước mưa ứ đọng, và các thảm cỏ mọc cao đến thắt lưng sau mùa mưa gió đã che giấu đi cái khô ráo của mùa hè và đất đai bạc màu khi chiếc taxi chúng tôi chạy qua.
Chúng tôi đăng ký khách sạn Nokor Kok Thlok để chờ Hun Sen đến. Giám đốc khách sạn cho biết cơ ngơi này đã mất hai tháng hoàn toàn không có khách sau khi quân đội tiếp quản vào tháng Bảy.
Ông nói “ Có 150 khách du lịch bị kẹt lại ở đây, và Hun Sen đã cho một chiếc máy bay đặc biệt đến di tản họ. Nhưng thậm chí vào thời điểm đó, Siem Reap vẫn còn yên ắng. Họ biết cách làm thế nào để kiểm soát tình hình khu vực chung quanh đây “.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button