Hồi ký - danh nhân

Hồi Ký Wilfred Burchett

download-sach-hoi-ky-wilfred1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK HỒI KÝ WILFRED BURCHETT

Tác giả : Wilfred Burchett

Download sách Hồi Ký Wilfred Burchett ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Wilfred Burchett (1911 – 1983), nhà báo Australia nổi tiếng thế giới từ những thập niên 1940 và 1950. Sự nghề nghiệp của nhà gắn bó với nhân dân Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến và một thời kỳ ngắn ngủi hòa bình.

Ông viết nhiều về Việt Nam,thường được báo chí phương Tây sử dụng, trích dẫn trong những thông tin về cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam – bởi ông nắm nhiều thông tin đáng tin cậy từ phía Việt Nam, mà những phóng viên nước ngoài có thời rất đông ở Sài Gòn không thể nào có được. Có lẽ ông là một trong những tác giả có nhiều tác phẩm nhất viết về chủ đề Việt Nam (Phía Bắc vĩ tuyến 17, Ngược dòng sông Mékong, Cuộc chiến tranh lén lút của Mỹ, Việt Nam – cuộc kháng chiến thứ hai, Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam). Cứ sau một chuyến đi dài là ông có một loạt bài, vài bộ phim và một cuốn sách về nước Việt Nam.

Burchett cũng là nhà báo nói tiếng Anh đầu tiên chứng kiến và tường thuật hậu quả tang thương của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Trong tờ Daily Express của Anh ra ngày 6/9/1945, ông đã mô tả chi tiết sự khủng khiếp tại “bãi thử hạt nhân sống” với một động cơ rất đỗi đơn giản: “Tôi viết những dòng này để cảnh báo thế giới”.

Mặc dù có mặt ở hầu hết các điểm nóng bỏng nhất thế kỷ 20: chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, chiến tranh Trung – Nhật, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, chiến tranh Triều Tiên, cách mạng Cuba, đấu tranh giành độc lập ở châu Phi… song trước sau ông khẳng định: “Việt Nam là chủ đề lớn nhất của đời tôi”. Chúng ta có thể thêm: “Ông là con người nghĩa tình trọn vẹn với một nước không phải Tổ quốc mình”. Ông bị chính quyền Australia coi là điệp viên KGB và kẻ thù số một của Australia.

Hồi ký của Wilfred Burchett, mà chúng ta được đọc sau khi ông qua đời, dành nhiều trang ấm nồng về đất nước và nhân dân Việt Nam. Nhờ cuốn hồi ký này, chúng ta có thêm nhiều tư liệu quý về cuộc đời sôi động của một người làm báo phụng thờ chính nghĩa, luôn đứng về phía những người bị áp bức và những dân tộc quật khởi, một con người trung hậu, chân thành, luôn tôn trọng sự thật khách quan, vì chính nghĩa mà dám nói, dám viết sự thật, cho dù những điều ông nói và viết ra không làm vừa lòng những kẻ đang có thế lực nhất hành tinh.

Trích dẫn :

Chia cắt nước Đức thành 2 là một cuộc phẫu thuật dài và đau xót. Những nhà luật học của liên đoàn phương Tây chịu trách nhiệm dự thảo những tải liệu về thủ tục pháp lý để làm chủ được công việc, đến mức nhà báo khó mà có thể nếu lên được gì trong mọi giai đoạn của cuộc phẫu thuật đó. Nhưng có một vài đường lối chỉ đạo đã được thoả thuận (mà người ta xem là không lịch sự nếu nhắc lại trước mặt những người thực hiện Mỹ hoặc Anh nhưng nếu bị vi phạm thì có thể chỉ có hậu quả nghiêm trọng. Một đường lối như vậy là điều 14 của Hiệp định Posdam, được xác định bằng một tài liệu gọi là chỉ thể JCS (tham mưu liên quân) số 1007 đã được Roosevelt, Churchill và Stalin chấp nhận ở Yalta.

Điều 14 nói rằng nước Đức sẽ được đối xử như một đơn vị kinh tế riêng lẻ và vạch ra bảy lĩnh vực đặc biệt trong đó các chính sách chung phải được áp dụng”. Lĩnh vực thứ nhất là “về sản xuất và phân phối hầm mỏ và công nghiệp…”. Người Nga đề nghị thiết lập một cơ quan hỗn hợp giám sát toàn bộ việc sản xuất và phân phối than mỏ, kết hợp các mỏ than nâu quan trọng của Xa-xô-ni trong vùng Xô-viết với các mỏ than cứng ở vùng Rua. Người Anh phản đối việc Rua sẽ “tương trợ” vùng Xô-viết vì có hiệu quả lớn hơn. Những đoàn chuyên gia cử đến các khu vực than chính để xem xét các phương pháp lấy than đã thấy rằng, trong khu vực các mỏ than nâu dưới đất đã bị thiệt hại nặng.

Người Anh cho là người Nga đã sử dụng quá mạnh cả máy lẫn người, nhưng cũng phải khâm phục sự tiến triển của công việc. Còn người Nga thì cho rằng người Anh chỉ chơi ở Rua. Họ kiến nghị rằng thợ mỏ phải được cấp thêm mức ăn, bọn quốc xã phải thôi giữ các chức vụ chủ chốt, phải cải thiện ngay các điều kiện nhà ở của thợ mỏ và các nghiệp đoàn phải có tiếng nói hơn trong việc sắp xếp sản xuất và các vấn đề khác. Người Anh tỏ ra bực mình đối với điều mà các quan chức của họ nói riêng với nhau về “một sự ngờ vực điều gì sẽ xảy ra nếu người Nha lại vào vùng Rua”. Vào giai đoạn này cả người Mỹ lẫn người Pháp không quan tâm lắm đến vấn đề đó.

Chính sách chính thức của Anh cho đến ít ra cuối năm 1946 là “xã hội hoá” vùng Rua. Nhưng dưới sức ép của tướng Clê, người Anh bắt đầu thụt lại. Lập luận cơ bản của Mỹ về các chức năng xã hội là: “Chúng ta đến đây để dạy cho người Đức chế độ dân chủ có phải không. Vậy thì làm thế nào người Anh lại được phép gán ép các học thuyết xã hội cho khu vực của họ ở Đức?”

Một vài quan chức Công đảng được cử vào Uỷ ban kiểm soát của Anh tiến hành một cuộc chiến đấu nhẹ nhàng ở phía sau. Nhưng Clê thúc Con-rát A-đơ-nao-ơ, lúc đó thuộc phe thiểu số trong ban lãnh đạo dân chủ Thiên chúa giáo, tiến hành cuộc tấn công mạnh mẽ và tích cực tuyên truyền chống lại các biện pháp xã hội hoá và đòi kinh doanh tự do để cho nước Đức có thể đóng vai trò xứng đáng của mình trong sự phục hồi kinh tế châu Âu

Tuy vào giữa năm 1947 vấn đề “xã hội hoá” vùng Rua rõ ràng đã trở thành một từ chết, nhưng London và Uỷ ban kiểm soát của Anh ở Berlin vẫn cải chính dữ dội. Trong khi đưa ra một trong những lời cải chính, một người phát ngôn của Uỷ ban đã thừa nhận rằng “có sự khác nhau về ý kiến giữa người Mỹ và chúng tôi về vấn đề đó… Quan điểm của Mỹ là… người Đức phải có cơ hội để tự phát biểu về đề tài đó. Trên thực tế, tướng Clê không có ý định để cho người Đức tự quyết định công việc của mình. Việc này đã được làm rõ trong quá trình thực hiện vấn đề “xã hội hoá” ở vùng Grê-tơ Hét-xe, mà cùng với Bavaria và Út-tem-be Ba-den, đã hình thành khu chiếm đóng của Mỹ. Tại các cuộc bầu cử lập hiến ngày 30 thảng 6 năm 1946, những người dân chủ – xã hội và cộng sản đã giành 50 trong số 90 ghế. Một hiến pháp đã được vạch ra, bao gồm điều khoản 41 quy định xã hội hoá công nghiệp nặng và các ngành phục vụ công cộng. Chính phủ quân sự Mỹ địa phương phản đối điều khoản đó nhưng chính phủ Grê-tơ Héc-xơ giữ vững lập trường. Vấn đề đó được đưa lên đến tướng Clê. Ông ta quyết định rằng Hiến pháp không được bỏ phiếu như một tài liệu chung duy nhất và riêng điều khoản 41 phải được đem trưng cầu ý dân.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button