Hồi ký - danh nhân

Hồi ký Sihanouk

coffee_and_books1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Hồi ký Sihanouk ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk là một người rất yêu văn học nghệ thuật, ông đã viết sáu cuốn sách có tính chất hồi ký kể lại nhiều thăng trầm trong cuộc đời hoạt động gắn bó với lịch sử Vương quốc Campuchia. Đặc biệt, hai cuốn “CIA chống Campuchia” và “Người tù của Khmer Đỏ” thuật lại những biên cố to lớn xảy ra trên đất Campuchia từ 1970 đến 1979, mở đầu bằng cuộc đảo chính do Cục Tình báo trung ương Mỹ chủ mưu và kết thúc bằng sự sụp đổ của Khmer Đỏ. Tất cả những cuốn sách nói trên đều viết bằng tiếng Pháp.

Cuốn “CIA chống Campuchia” khi dịch sang tiếng Anh đã chuyển đầu đề thành “Cuộc chiến tranh của tôi với CIA” (My war with the CIA).

Do những hồi ký này đều cùng bắt nguồn từ một dòng lịch sử nhưng lại xuất bản theo từng thời điểm khác nhau nên có nhiều đoạn trùng lặp. Vì vậy Nhà xuất bản và người dịch xin phép được lược bỏ một số đoạn giống nhau và sắp xếp lại trình tự một số chương để bạn đọc dễ theo dõi. Đầu đề chung của sách này dịch sang tiếng Việt mang tên “Từ cuộc chiến chống CIA đến người tù của Khmer Đỏ”. Những đầu đề nhỏ là của người dịch.

Rất mong bạn đọc sẽ tìm thấy trong cuốn sách này những tư liệu lịch sử quý giá, không chỉ tố cáo những tội ác của CIA và Khmer Đỏ mà còn ghi nhận những quan hệ tốt đẹp giữa Campuchia với Trung Quốc và Việt Nam mà Xamđec Norodom Sihanouk, với tư cách là một nhân chứng, đã thể hiện bằng những hồi tưởng chân thành, xúc động.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

NXB Công an nhân dân

Trích dẫn :

Từ cuộc chiến chống CIA đến người tù của Khơ Me Đỏ

 

Cuộc đảo chính do CIA chủ mưu.

 

Sáng 13 tháng 3 năm 1970, khi tôi đang chuẩn bị đáp máy bay rời Paris đi Matxcơva, một cố vấn thân cận cùng ngồi trong xe trên đường ra sân bay đã nói vui:

– Kính thưa Xamđec, ta không nên xuất hành vào ngày hôm nay, vì là ngày 13, lại cũng là thứ Sáu, một ngày rất xấu!

Vì không mê tín dị đoan nên tôi chỉ cười đáp lại và vẫn cứ đi gặp các vị lãnh đạo Liên Xô đúng như chương trình đã định. Năm ngày sau, giữa lúc tôi đang ở Matxcơva, bọn Lon Nol, Sirik Matak ở nhà đã truất phế tôi. Thứ Sáu ngày 13 quả là một ngày rất xấu?

Trở lại ngày 13 tháng 3 năm 1970, khi tôi bay tới Matxcơva đã thấy Chủ tịch Xô-viết tối cao Pôtgorny chờ đón tại sân bay nhưng không có nghi lễ vì chúng tôi đã thoả thuận, đây chỉ là chuyến đi bình thường với tư cách cá nhân, không phải là một chuyến thăm chính thức. Sau khi chào đón tôi, Chủ tịch Pôtgorny nói thêm:

– Thưa Xamđec, ngài có thể nghỉ lại Matxcơva đêm nay nếu ngài muốn, nhưng sáng mai nên quay trở về Phnompenh. Chúng tôi rất tin tưởng ở ngài, Hoàng thân Sihanouk. Nhân dân Campuchia đang cần có một vị Quốc trưởng như ngài, vì vậy ngài nên quay trở lại ngay đất nước mình để trực tiếp nắm giữ vận mệnh Campuchia. Ngài hãy lưu tâm, đừng để Campuchia rơi vào tay bọn Lon Nol, Sirik Matak, đừng để Campuchia bị lôi cuốn vào các mưu đồ của đế quốc Mỹ, đừng để bọn Lon Nol, Sirik Matak gây khó khăn cho nhân dân miền Nam Việt Nam đang dũng cảm chiến đấu giải phóng đất nước mình.

Tôi trả lời, sẽ nghiên cứu rất nghiêm chỉnh mọi vấn đề có liên quan đến tình hình hiện nay.

Đúng là từ đầu tháng 3, giữa lúc đang còn dưỡng bệnh ở Pháp, tôi đã được tin trong nước đã xảy ra những vụ biểu tình chống người Việt ở tỉnh Vây Riêng, và cũng đã được báo cáo, chính Lon Nol lúc đó đang giữ chức Thủ tướng là kẻ chủ mưu. Đến ngày 11-3-1970 tôi lại được tin một đám người nói là sinh viên và học sinh trung học đã tiến công Đại sứ quán Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Sau đó vài giờ, bọn này tiến công cả Đại sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hoà ở Phnompenh. Sau đó, tôi nhận được thêm chứng cớ đây chính là hành động của binh lính mặc thường phục, dưới sự đạo diễn của Lon Nol và cả của em trai ông ta là đại tá tham mưu trưởng cũng mang tên là Lon Nol. Đây không phải là những cuộc biểu tình “bột phát” như báo chí phương Tây và vô tuyến truyền hình Mỹ đã đưa tin. Bởi vì những biểu ngữ đều viết bằng tiếng Anh, điều hiếm thấy trong nước tôi khi có cuộc biểu tình tuần hành trên đường phố.

Các phóng viên báo chí, quay phim, chụp ảnh đều được báo trước, theo kịch bản đã dàn sẵn.

Ngay khi biết tin các sứ quán nói trên bị tiến công, từ Paris tôi đã gửi một bức điện tới Mẫu hậu, mẹ tôi, tức Thái hậu Sisowath Kôssamắc Nearireath, là vợ goá của Cựu vương Norodom Xuramarit thân sinh ra tôi, trong đó tôi cực lực lên án những cá nhân đã đặt lợi ích riêng của bản thân và đồng bọn lên trên tương lai của đất nước và vận mệnh của dân tộc. Tôi cũng đã cảnh báo với Thái hậu về một âm mưu đảo chính của cánh hữu, đồng thời báo tin tôi sẽ trở về đương đầu với bọn chủ mưu. Ngày 10-3-1970, tôi cũng đã phát biểu trên Đài Truyền hình Pháp, vạch rõ các thế lực cánh hữu ở trong nước đang lợi dụng sự vắng mặt của tôi để cố tìm cách thay đổi đường lối chính trị của Campuchia, lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo của Mỹ. Tôi cũng khẳng định Cục Tình báo trung ương Mỹ gọi tắt là CIA đã có liên hệ chặt chẽ với cánh hữu Campuchia. Tôi nói: “Nguy cơ của cuộc đảo chính có tránh được hay không, tất cả phụ thuộc vào quân đội Campuchia”.

Tôi nói như vậy là vì, thật tình lúc đó tôi mới chỉ nghĩ tới Sirik Matak đang giữ chức Phó Thủ tướng là kẻ chủ mưu. Lúc bấy giờ tôi hãy còn hoàn toàn tin cậy ở Lon Nol, và nghĩ rằng Lon Nol sẽ huy động quân đội dập tắt mọi âm mưu lật đổ. Tôi nghi ngờ Sirik Matak, vì biết rằng sau khi Campuchia lập lại quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1969, Sirik Matak đã có những cuộc tiếp xúc rất thân mật với sứ quán Mỹ ở Phnompenh. Trong bài phát biểu truyền hình từ Paris, tôi đã báo trước, nếu tôi bị lật đổ, tình hình Campuchia sẽ rất đen tối…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button