Hồi ký - danh nhân

Hồi kí bão lòng

hoi ky bao long cover1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Gia Nguyễn

Download sách Hồi kí bão lòng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Đây Là tất cả những gì Gia Nguyễn ghi chép lại được từ một chuyến đi kinh hoàng, một chuyến đi đánh đu cùng số phận của chính anh…

Là một trong những Hoạ sĩ – Doanh nhân trẻ thành đạt đầu những năm 2000, tưởng như công danh và sự nghiệp cứ thế trên đà thẳng tiến, không ngờ có một lý do hết sức ngớ ngẩn đã làm thay đổi cuộc đời của Gia Nguyễn, từ một doanh nhân trẻ thành đạt anh bỗng rơi vào vòng xoáy của lao lý – vòng xoáy mà người đời luôn nhìn nhận nó với một góc nhìn đầy định kiến…

Gia Nguyễn là một hoạ sĩ chứ không phải là một cây bút chuyên nghiệp, nhưng những gì anh viết trong “Bão lòng” thật sự đáng kinh ngạc. Lối viết của anh ngẫu hứng, lạ lẫm… lạ lẫm như chính những gì mà người đọc đọc được trong những dòng anh viết…”
NHÀ PHÊ BÌNH – HOẠ SĨ PHAN CẨM THƯỢNG

Trích dẫn :

Lời tác giả: Trên mặt bàn là tập bản thảo ghi chép quãng thời gian tôi bị bắt vì tội “cố ý gây thương tích”, tôi tạm đặt tên cho tác phẩm này của mình là “Bão lòng”. Đây là tập bản thảo mà chúng tôi đánh giá là khá “nóng” và nhạy cảm. Nội dung cuốn bản thảo đã được chúng tôi đưa ra trao đổi hàng chục lần, giờ chỉ còn thiếu sự nhận xét và cho ý kiến của thiếu tướng, nhà văn Hữu Ước và nhà văn Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hoá Doanh nhân (những người rất quan trọng trong “Hội đồng hương các nhà văn, nhà báo và văn nghệ sĩ tỉnh Hưng Yên” của tôi).

Tôi còn nhớ rất rõ lần trước, khi tôi gặp Nhà phê bình lý luận, hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng tại chùa Bút Tháp – Bắc Ninh, ông có nói một câu khi tôi lạm bàn về sự đời: “Em ạ, bàn tay em có mặt trái mặt phải, em cứ lật đi lật lại mà coi, sự đời cũng thế, trái – phải – tốt – xấu – thiện – ác… khôn lường, tất cả chỉ cần lật một cái, thế là vạn sự đảo điên…”. Quả thật câu nói nghe qua chẳng có gì là đặc biệt, ấy thế mà càng ngẫm càng thấy nó thấm thía… Và giờ đây, trong tập bản thảo này là cả một “vòng quay điên đảo”… Chắc hẳn rằng những người trẻ tuổi khi đọc hai cuốn sách này sẽ cảm nhận và hiểu thêm được rất nhiều về cái mà người ta gọi là SỰ ĐỜI , về cái mà người ta gọi là MẶT TRÁI của xã hội… (có những điều trong cuộc sống ta suy nghĩ đơn giản vô cùng, nhưng thực tế lại không hề đơn giản như vậy)…

PHẦN MỘT:
ĐỊNH MỆNH HAY SỰ TRẢ GIÁ CỦA TUỔI TRẺ?
(Bản thảo gốc)
>>>
Tôi rít một hơi thuốc thật dài, đôi mắt lim dim, một làn khói đặc quánh vây quanh. Hôm nay đã là ngày 29 Tết.
Tôi quay lại hất tay ra hiệu, thằng Thăng rón rén bước đến
–  Dạ, anh gọi em?
–  Ừ bóp chân cho anh
–  Dạ, vâng
–  Tình hình thế nào rồi?
–  Dạ vẫn căng lắm anh ạ! Tàu vẫn chưa thể cập Bến
–  Mẹ kiếp – tôi văng tục – Tết đến đít rồi mà thế này thì chết à?
–  Tôi ngao ngán nhìn ra ngoài, gió rét căm căm, mấy thằng lính gác đứng yên bất động
–  Thăng này, mày thấy có buồn cười không? Ai đời VIP như thế này, xe đưa xe đón, cơm bưng nước rót đến tận mồm, được bảo vệ 24/24… thế mà vẫn cứ phải kiếp ve… sầu… chứ
–  Thằng Thăng cười gãi đầu không trả lời
–  Thăng này, bảo chúng nó soạn đĩa cho anh
–  Dạ anh muốn nghe nhạc gì ạ?
–  Ờ, buồn thế này, mở “Tuyệt tình ca” đi em
–  Dạ, có ngay!
Không gian xung quanh lắng xuống, nhường lại là tiếng hát bi ai: “Từng đêm xuống ru em mỏi mòn, từng đêm xuống yêu em vẫn còn, vì yêu em nên anh xót xa, tim anh xót xa đêm từng đêm…”

Tiếng hát réo rắt, não lòng, não ruột… những khuôn mặt đờ đẫn, bâng quơ, ngoài trời thỉnh thoảng gió vẫn rít lên từng chặp… Từ tận đáy lòng tôi, bão bùng đang giằng xé. Tôi nén tiếng thở dài “biết bao giờ bão tan?”…
>>>

Sáng thứ hai đầu tuần tôi ngủ dậy rất sớm, tôi cố tạo vẻ tự tin tìm cho mình một chút thăng bằng về mặt tinh thần, tôi xác đinh tư tưởng khi đã biết chắc sáng nay có một chuyến chuyển can phạm từ Công an Quận đi Hoả Lò.

Không lẽ số phận đang đùa giỡn với tôi? Không lẽ thông tin người ta cố tình muốn hại tôi là có thật?
Đêm qua hầu như tôi không ngủ, cứ chập chờn với những suy nghĩ miên man và lo lắng, đôi lúc tôi bị giật mình bởi những tiếng động vô hình, cảm giác như có một thế giới khác lạ, kỳ bí ngay xung quanh,… ngay cả cái ánh đèn vàng đục ở ngoài sân kia cũng như là một sự đeo bám, móc mói… Những cơn gió nhẹ nhàng ngày thường thơ mộng và dịu êm, đêm nay nó văng vẳng, quằn quại như những tiếng cười lạnh lùng và man rợ.
Tôi như một kẻ ở cõi u mê không phương hướng. Sáng nay sự tự tin nơi tôi thực sự là giả tạo, có những luồng suy nghĩ xé nát tinh thần tôi, mang đến cho tôi một niềm đau khôn xiết, sự thăng bằng trong thoáng chốc trở nên xô lệch. Tư tưởng xác định nhưng tôi vẫn hoang mang: Tôi phải đi, một chuyến đi bắt buộc, mà bất trắc là điều đã được báo trước, ở cái chốn “địa ngục trần gian” kia chưa bao giờ có khái niệm cho hai chữ “bình an”

>>>
Tôi lặng lẽ nghe đọc tên, lặng lẽ nhặt một vài bộ quần áo, lặng lẽ chào mọi người và lặng lẽ bước ra xe.
Thằng Minh, cái thằng hàng ngày vẫn thường dành cho tôi những miếng ăn ngon, tếu táo: “Anh ơi, mình đi chung một con “a còng” nhé?” Tôi cười mà miệng méo xệch – giờ này mà nó vẫn còn đùa được.

Sau khi ký nhận nội vụ, cứ hai thằng bị còng tay bằng một chiếc khoá số 8, còn tôi chẳng biết do may mắn, do gia đình tôi đã “biết điều” với họ, do tôi là người có học nhất, tội nhẹ nhất… hay do lý do gì đó mà tôi không bị… còng tay.
Chuyến đi này cả thảy có 9 người, tất cả được nhồi vào một chiếc xe thùng trật trội và kín mít – chiếc xe mà lũ can phạm vẫn thường gọi là “bao diêm” hay “thùng kem” gì gì đó.
Nóng nực và ngột ngạt quá, cái thùng này thiết kế để chứa 4 người, vậy mà nó nhồi đến 9. Chúng tôi cố ngoi ngóc hướng cổ về phía cái lỗ thông hơi duy nhất trên nóc thùng, nắng đầu mùa oi bức và khó chịu.
Chiếc xe rùng rùng lắc lư, chúng tôi bắt đầu hành trình đánh đu cùng số phận. Qua khe kính nhỏ, xã hội thật an bình, cảnh vật và con người trông mới gần gũi và dễ thương làm sao, cảm nhận về một tình yêu bỗng trỗi dậy hơn bao giờ hết, cái tình yêu mà khi ở ngoài không mấy khi trân trọng – tình yêu dành cho sự tự do.

Lũ can phạm chẳng nói gì, chúng chuyền tay cho nhau hút điếu thuốc lào cuối cùng chúng mang theo, điếu thuốc như một con sâu kèn khổng lồ quấn bằng giấy báo, không khí đã ngột ngạt lại càng thêm ngột ngạt bởi khói. Tôi nhắm mắt đờ đẫn, mồ hôi đầm đìa như tắm, tôi nhớ nhà.

Tôi cũng đã từng nếm trải qua nhiều bước thăng trầm và sóng gió trong cuộc đời, cũng bao nhiêu lần tôi vượt qua được bởi một niềm tin sắt đá, không lẽ giờ đây , đứng trước một chuyến đi tôi lại yếu đuối thế này? Không, tôi không phải là con người hèn nhát như thế. Khổ đau ư? Tôi chịu được. Vất vả ư? Tôi chịu được…
Vậy tôi sợ cái gì? – Điều tôi sợ ở đây, nó giống như một chiếc thòng lọng vô hình thắt vào cổ, và cũng bởi vì tôi không thấy nó nên tôi sợ, chẳng khác nào người mù đi trên đường mà lại thiếu chiếc gậy. Những bước đi phía trước là mờ mịt, tôi bị mất đi cái quyền tối thiểu của một con người – quyền công dân. Nỗi sợ làm người mà không được làm người là ở chỗ đó. Tôi sợ, cái sợ của một con người khi đã hiểu và thấm thía về mặt phải của cuộc sống, giá trị của một cuộc sống tự do không có gì sánh nổi.

Nhìn con đường phía sau cứ mãi lùi xa, tôi cố kìm những giọt nước mắt cứ chực trào ra, tôi không phải loại người cứ động tí khó khăn, khổ đau là khóc, vậy mà lần này tôi đã phải khóc vì sự dày vò, dằn vặt… Ôi nước mắt của đàn ông, nó như hàng vạn mũi dao bầm dập lên thân xác, đau, nhưng biết trách ai đây?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button