Hồi ký - danh nhân

Hành Trình Đến Chánh Niệm

hanh trinh den chanh niem1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Bhante Henepola Gunaratana & Jeanne Malmgren

Download sách Hành Trình Đến Chánh Niệm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Viết tự truyện có lẽ không phải là chuyện một vị tỳ kheo, một nhà sư Phật giáo nên làm, vì các tỳ kheo chúng tôi phải luôn phấn đấu để diệt ngã, không phải để tôn vinh nó. Qua thiền quán và chánh niệm chúng tôi muốn tu tập buông bỏ ái luyến, thực hành vô ngã. Vậy thì tại sao tôi lại viết cả một quyển sách về mình?
Cũng khá lạ lùng là ý tưởng ấy lại đến trong những khoá thiền của tôi.
Bất cứ khi nào hướng dẫn một khoá thiền, tôi thường yêu cầu các thiền sinh viết các câu hỏi ra giấy, rồi bỏ vào trong một cái hộp. Mỗi tối, sau buổi thuyết pháp chính thức của tôi, giảng về những điều dạy căn bản của Đức Phật, tôi bốc một vài tờ giấy đó ra khỏi hộp, từng cái từng cái, và trả lời bất cứ câu hỏi gì ở đó.
Thường các thiền sinh muốn biết về việc hành thiền: làm thế nào để duy trì được mức độ mà họ đã thực hành được ở các khoá tu; họ phải làm gì khi quá phẫn nộ đến nỗi không thể ngồi yên; làm thế nào để thực hành nếu họ không có một vị thầy tốt ở cạnh bên. Tuy nhiên, đôi khi cũng có người hỏi về cuộc đời tôi:
“Thưa, Sư đã tu được bao lâu rồi?”
“Thưa, là người sinh ra và trưởng thành ở Tích Lan, Sư có cảm giác thế nào?”
“Thưa, làm sao Sư có thể giữ được các giới luật của người tu trong cái thế giới đầy những cám dỗ nầy?”
Khi trả lời những loại câu hỏi này tôi thường lan man, dông dài. Tôi kể những câu chuyện về đời tôi và các thiền sinh có vẻ rất thích thú. Thiền đường, thường là nơi yên tĩnh, lại đầy vang tiếng cười. Các thiền sinh thường nói, “Bhante, Sư nên viết quyển tự truyện của mình”.
Tôi đã đọc một vài câu chuyện đời của các vị thầy tâm linh nam cũng như nữ, và trong đó, lúc nào hình như cũng có những việc mầu nhiệm, lạ thường xảy đến cho nhân vật chính. Đôi khi, nhân vật chính có thể là người đã tạo ra những phép mầu đó.
Đọc những câu chuyện đầy ấn tượng này, người ta có thể kết luận rằng những người sống về tâm linh dầu gì cũng rất khác với người bình thường. Nhưng đối với tôi, tôi không thể kể về một sự mầu nhiệm nào. Suốt cuộc đời, tôi chỉ là một người bình thường. Ngay từ thời trẻ, tôi đã được dạy rằng, nếu siêng năng làm việc thì tôi sẽ được những kết quả tốt – không có gì là thần kỳ về điều đó. Có thể dưới nhiều cách nhìn, cuộc đời của tôi cũng rất giống cuộc đời của bạn.
Vì thế tôi rất do dự khi viết quyển sách mà các đệ tử của tôi đã đề nghị. Tôi lo âu rằng nó sẽ là một biểu hiện của ngã mạn, lo sợ rằng người ta có thể nghĩ ở tuổi già, tôi đã trở nên rồ dại và quá chấp ngã.
“Không nhất thiết là vậy,” một người bạn đã bảo tôi. “Có thể qua câu chuyện đời mình, Sư sẽ để lại một bài học gì đó”. Tôi đã suy nghĩ về điều nầy. Tôi đã quán sát về cuộc đời mình và nhận ra rằng, vâng, đây thật sự có thể là một cơ hội để mọi người thấy rằng giáo lý của Đức Phật là những lời hướng dẫn tuyệt diệu, khiến cho một người tầm thường như bản thân tôi có được một cuộc đời tràn đầy hạnh phúc, tràn đầy tự tại.
Là một tu sĩ, tôi đã hiến dâng cuộc đời mình để bảo vệ và duy trì giáo lý của Đức Phật. Ngược lại, Phật Pháp cũng đã bảo vệ và duy trì tôi. Đó là những gì tôi đã học được trong suốt 75 năm của cuộc đời. Căn bản đó là những gì tôi muốn chia sẻ với bạn trong những câu chuyện dông dài về cuộc đời tôi….”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button