Hồi ký - danh nhân

Chuyện nghề chuyện nghiệp ngoại giao

chuyen nghe chuyen1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Chuyện nghề chuyện nghiệp ngoại giao ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Nói đến “Ngoại giao” nhiều người chỉ thấy bề ngoài có phần hào nhoáng mà không rõ lắm bếp núc của nghề này ra sao. Thậm chí trong thời kinh tế thị trường người ta còn sử dụng từ “Ngoại giao” để chỉ những đặc ân dành cho ai đó nhằm thu về mối lợi cho mình, như mảnh đất này để “làm Ngoại giao”, vị trí này dành cho mục đích “Ngoại giao”…?! Cũng do tính chất “bí hiểm” như vậy của nghề Ngoại giao nên trong nhiều cuộc giao lưu, tiếp xúc, nhất là với thanh niên, sinh viên, cán bộ Ngoại giao hay bị hỏi về nghề, về nghiệp của mình.

Thấy vậy, một số anh chị em chúng tôi từng làm việc lâu năm trong ngành Ngoại giao nay đã nghỉ hưu, lúc trà dư tửu hậu đã nảy ra ý nghĩ ghi lại những việc đã làm, những gì đã thấy để thiên hạ tỏ tường. Không ngờ sáng kiến ấy đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều người! Thế là chúng tôi bắt tay vào viết lại những chuyện tai nghe mắt thấy về “cái nghề, cái nghiệp Ngoại giao” và in thành cuốn sách cùng tên này.

Chúng tôi không có ý định viết “lịch sử” hay “giáo trình” Ngoại giao Việt Nam hoặc hồi ký mà chỉ muốn qua những câu chuyện về người thật, việc thật, những công việc chúng tôi đã làm, những hoạt động đã từng tham gia, những sự kiện đã từng chứng kiến, những đất nước đã từng đi qua góp phần làm cho mọi người hiểu cho phần nào những điều hay nỗi khổ, điều khôn sự dại của một lớp người đã “sinh ư nghệ, tử ư nghệ” Ngoại giao, đồng thời cũng ước sao lớp người sau may ra có thể lượm lặt được đôi điều bổ ích. Cũng xin nói ngay rằng, những câu chuyện trong sách mới chỉ do vài người kể lại. Tuy chúng khá đa chiều vì mỗi người một góc nhìn, một cương vị, một lĩnh vực, một khu vực nhưng chưa thể vẽ nên được bức tranh toàn cảnh về nghề Ngoại giao. Lại nữa, đôi chỗ bạn đọc có thể thấy những nhận xét, đánh giá này nọ nhưng đó chỉ là những cảm nhận rất riêng tư, hoàn toàn không phải là sự đánh giá mang tính tổng quan hay những triết lý sâu xa gì về nghề nghiệp.

Mặc dầu đã có nhiều cố gắng trong khi biên soạn, nhưng chắc rằng cuốn sách còn nhiều lỗ hổng, sai sót; còn nhiều câu chuyện bổ ích và lý thú nữa cần được bổ sung thì mới có được một cuốn sách về “Chuyện nghề, chuyện nghiệp Ngoại giao” hoàn chỉnh. Dù sao đi nữa, đây cũng là một sự khởi đầu, là “cái đà” khích lệ những người đồng nghiệp của chúng tôi thuộc mọi lứa tuổi kể tiếp về những trải nghiệm của họ trong đời hoạt động Ngoại giao của mình. Biết đâu đấy, có thể từ cuốn sách đầu tay này sẽ xuất hiện một xê-ri sách về chuyên đề Ngoại giao thì hay biết mấy.

Kết thúc mấy dòng ngắn ngủi về sự ra đời và nội dung cuốn sách, chúng tôi mong đợi độc giả lượng thứ cho những điều thiếu sót, góp ý cho những điều cần được cải thiện.

Chúng tôi rất vui đã mời được nhà thơ Trần Việt Phương, một người thuộc lớp đàn anh chúng tôi đã từng trực tiếp giúp việc cho Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí thư Lê Duẩn… và trên cương vị ấy đã từng đồng hành với ngành Ngoại giao ngay từ ngày họp Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 và trong nhiều năm sau đó viết Lời giới thiệu cuốn sách. Mong các bạn đọc tiếp trước khi đọc những mẩu chuyện của chúng tôi.

Hà Nội, Xuân Quý Tỵ

Nhóm tác giả.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button