Hồi ký - danh nhân

Chiến trường mới

chien truong moi1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thượng Tướng Nguyễn Hữu An

Download sách Chiến trường mới ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu
Viết lời giới thiệu cho cuốn hồi ức của thượng tướng, phó giáo sư Nguyễn Hữu An tôi càng xúc động thương tiếc người đồng chí, bạn chiến đấu gần gũi, tin cậy qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ muôn vàn kính yêu vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội.
Thu đông năm 1947 quân viễn chinh Pháp tấn công lên Việt Bắc, tôi gặp Hữu An là chính trị viên trung đội… ở chiến trường Bắc Cạn, Hữu An được chuyển sang làm đại đội trưởng, chiến đấu khá tốt. Từ chiến trường Cao-Bắc-Lạng qua nhiều trận đánh, nhiều chiến dịch. đến Biện Biên Phủ lịch sử Hữu An là trung đoàn trưởng trung đoàn 174 thuộc đại đoàn 316 đánh đổi A1. Mùa hè năm 1958 Hữu An mang quân hàm trung tá, rồi thượng tá tham mưu phó Quân khu Tây Bắc. Kháng chiến chống Mỹ cứu nước lại gặp nhau ở Tây Nguyên, Hữu An mang quân hàm đại tá, phó tư lệnh Mặt trận B3. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng mùa Xuân 1975 lại phổi hợp với nhau và sau đó thiểu tướng Hữu An chỉ huy Quân đoàn 2 thuộc cánh quân phía đông trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn. Có thể nói không sao nhớ hết những lần gặp nhau trên chiến trường, trong các cuộc họp.
Trên 50 năm hoạt động, chiển đấu lớn, nhỏ, ác liệt khẩn trương, khó khăn thiếu thốn chung niềm vui và nỗi lo; tôi thấy Hữu An là người trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội của Đảng; trung thực với tổ chức. đồng chí, đồng đội bạn bè; trung kiên trong chiến đấu chống kẻ thù ở bất kì hoàn cảnh, thử thách nào với tinh thần trách nhiệm cao. Có ý chí và nghị lực tự học tự rèn.Trên cơ sở đó Hữu An là một tướng lĩnh có tài năng, xây dựng và huấn luyện các binh đoàn bộ đội, tổ chức, chỉ huy, chiến đấu dũng cảm, linh hoạt, linh hoạt, sáng tạo. Với kinh nghiệm được tích lũy phong phú, với học hàm phó giáo sư, thượng tướng Nguyễn Hữu An xứng đáng với trọng trách giám đốc Học viện Quốc phòng đào tạo cán bộ quân sự cao cấp của quân đội; qua nghiên cứu, giảng dạy, đúc kết góp phần vào kho tàng lý luận quân sự của Đảng.
Cuốn hồi ức chưa nói hết mọi trận chiến đấu ác liệt, đời sống thiếu thốn, gian khổ, phải nỗ lực phi thường mới vượt qua được, nhưng đó là kinh nghiệm phong phú của cuộc đời binh nghiệp lâu dài góp phần vào nền khoa học, nghệ thuật quân sự của cách mạng Việt Nam.

Đại tướng CHU HUY MÂN

Trích dẫn :

Bữa liên hoan nhẹ chia tay, gồm vài bạn thân và người trong gia đình tôi. Mọi người đều tỏ niềm hân hoan chúc mừng chuyến đi học nước bạn của tôi thành công. Thật lòng, được cấp trên cử sang Trung Quốc học quân sự lần này tôi rất phấn khởi, bởi đây cũng là lần đầu được đi học dài ngày. Khoảng gần chín giờ tối, khách đã về hết, tôi và nhà tôi đang kiểm tra lại  hành lý lần cuối cùng xem thiếu đủ thế nào, để sớm mai ra tàu khỏi cập rập.

Nghe tiếng chuông điện thoại reo, tôi nghĩ “lại có anh bạn nào trong đoàn hỏi gì chăng?”, bởi số anh em đi học ở Trung Quốc được tổ chức thành đoàn, anh Hoàng {điếc) là đoàn trưởng, tôi là đoàn phó, khi cầm ống nghe đặt vào tai có tiếng nói:

– Anh An phải không? Tôi trực ban của Tổng cục Chính trị đây… Lệnh anh Mậu, anh lên gặp anh Mậu ngay. Có việc gấp.

Lại có việc gì gấp nữa đây. Hộ chiếu có rối, giờ tàu số toa có rồi…, đoàn đội đã sinh hoạt cả rồi… sao anh Mậu không gặp Hoàng lại gặp mình. Tôi thoáng nghĩ chuyến đi này lại có trục trặc gì đây? Chẳng có lý chuẩn bị đẩy đủ mọi thứ, chỉ còn lên tàu nữa thôi mà lại ngừng. Quay sang phía nhà tôi, tôi nói: thôi đừng thu xếp nữa, hình như có trục trặc gì rồi đấy em ạ!

Tôi vừa bước vào cửa phòng làm việc của thiếu tướng Phạm Ngọc Mậu, anh đã cười “khà khà”. Tiếng cười cởi mở dễ dãi của anh báo động cho tôi chuẩn bị đón nhận điều bất ngờ.

– Không đi học nữa – anh Mậu vừa cười vừa nói – Đi đánh nhau nhá. Quyết định của Quân ủy anh đi ngay vào Quân khu 4 nhận chức tư lệnh sư đoàn 325, gấp rút chấn chỉnh bổ sung trang bị rồi đưa vào miền Nam chiến đấu.

Tinh thần phấn chấn về chuyến “du học” ở nước ngoài như quả bóng xì hơi, trong tôi lại phải sắp xếp lại cái trật tự tư duy bình thường của người chiến binh, nghĩa là chuẩn bị tư tưởng hành quân xa mang nặng, là chiến đấu trên tục, là gian khổ đói khát… hoàn toàn không giống việc đi học ở một đất nước đang sống bình yên. Lúc này trong tôi xuất hiện hai luồng suy nghĩ: không đi học thì cũng tiếc, nhưng đi đánh nhau vẫn khoái hơn nên tôi chấp nhận một cách thoải mái.

Tôi đang mang bệnh trĩ ngoại, ngồi cũng đau, đi lại cũng đau… Tôi tính đi học để kết hợp chữa chạy, nhưng bây giờ đi chiến đấu lại là vấn đề hoàn toàn khác. Tôi nói với thiếu tướng Mậu:

– Cho tôi xin dừng lại một tuần lễ để chữa trĩ, hiện nó đang ra máu.

– Anh còn phải gặp anh Dũng giao nhiệm vụ cụ thể,vẫn còn thời gian đi chữa không lo.

Thế là thêm một chuyến đi học hụt. Năm ngoái (1963) tôi được học nửa năm tiếng Nga ở trường văn hóa Lạng Sơn. Để đi Liên Xô học, hộ chiếu đã cầm tay, đang nghỉ phép để chuẩn bị lên đường lại nhận lệnh “thôi không đi học”, “đi chiến trường Lào”. Mãi sau này mỗi lúc ngồi ôn chuyện cũ mấy anh bạn tôi thường nói đùa “cái số cậu vất vả”.

Sau một, hai hôm thiếu tướng Mậu báo “thôi không đi học” tôi được văn phòng Bộ Tổng Tham mưu gọi điện “tới gặp thủ trưởng Dũng”. Tôi đếm bước trên chín cái bậc đá có hai con rồng đá chầu hai bên, rồi ngước mắt nhìn những cây xoài cổ thụ có tán lá rộng phủ bóng xuống cái sân gạch khá rộng – sân rồng của triều Lê đó, và địa điểm của văn phòng Bộ Tổng Tham mưu. Cũng vì lẽ đó mà anh em thường gọi hài hước: Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu là “Sân rồng“.

Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, Phó chủ nhiệm tổng cục Hậu cần Nam (đen) và một cán bộ tham mưu đã ngồi bên chiếc bàn khá rộng, trước mắt là tấm bản đồ khổ lớn. Tôi vừa ngồi xuống ghế, anh Dũng nói ngay vào lý do cuộc gặp và căn dặn tôi những vấn đề chung cho tính chất chiến lược. Anh nhấn mạnh tầm quan trọng việc “lần đầu tiên ta đưa một sư đoàn đầy đủ từ miền bắc vào chiến trường miền Nam. Việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho sư đoàn, anh Dũng cho biết Bộ đã giao cho Quân khu 4 chịu trách nhiệm”.

Tôi hỏi việc tiếp tế dọc đường hành quân, anh Nam (đen) trả lời:

– Gạo ở các kho trên dọc đường đủ cung cấp cho một sư đoàn, gạo để lâu bị mọt nhưng vẫn ăn được.

Khoảng giữa tháng 9 năm 1964 Bộ Tổng tham mưu cho xe đưa tôi vào Đồng Hới. Mấy ngày nắng gió tây nồng nực, không còn cảm giác thời gian này đang là mùa thu, lưng áo tôi lúc nào cũng thấm ướt mồ hôi. Doanh trại sư đoàn bộ bằng tre, dựng trên ngọn đồi đất tương đổi bằng phẳng ở phía bắc thị xã Đồng Hới. Những hàng rào phi lao cằn cỗi chưa đủ sức tạo ra bóng mát cho những đoạn đường đất đỏ nối tiếp các nhà trong khu doanh trại.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button