Hồi ký - danh nhânKinh doanh - đầu tư

Bí Quyết Thành Công Của Obama


bi-quyet-thanh-cong-cua-obama1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Bí Quyết Thành Công Của Obama ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Có mơ ước sẽ có hy vọng, có lý tưởng sẽ tạo ra những kỳ tích lớn. Obama, vị Tổng thống được kỳ vọng sẽ đem đến những đổi thay cho nước Mỹ là một người hết sức đặc biệt.

Là người da màu gốc Phi đắc cử Tổng thống Mỹ, thắng lợi của Obama đã chứng minh, cơ hội luôn nằm trong tay bạn, với điều kiện, bạn phải có lòng dũng cảm để nắm lấy.

Để có được những thành công liên tiếp trong sự nghiệp, trở thành ông chủ của Nhà Trắng Mỹ, con đường đã đi của Obama như thế nào? Bí quyết thành công của vị tổng thống này là gì? Làm thế nào để mỗi người có thể nắm lấy cơ hội của cuộc sống cũng như tương lai của bản thân, từ đó đi tới thành công? Cuốn sách “Bí quyết thành công của Obama” sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này.

Trích dẫn :

Điểm bắt đầu không bình thường

Điểm bắt đầu không bình thường luôn dẫn đến một kết thúc không bình thường.

Tuổi thơ gian truân sẽ tôi luyện được ý chí con người và tạo ra một nhân vật giỏi giang.

Cuộc đời của Barack Obama đã chứng minh điều này.

Barack Hussien Obama sinh ngày 4/8/1961 tại Trung tâm Y tế Kapionlani ở Honolulu, Hawaii, Mỹ. Ông là con trai của Barack Obama, một công dân Kenya da đen, và Ann Dunham, một phụ nữ da trắng đến từ Wichita, Kansas.

Hồi ấy, nạn chia rẽ chủng tộc vẫn còn diễn ra hợp pháp ở rất nhiều bang trên nước Mỹ nên việc kết hôn giữa người da trắng và người da đen bị cấm. Ngày ấy, người da đen chỉ là công dân loại hai, ngay cả quyền lợi chính trị cơ bản nhất cũng không có. Bà Ann, mẹ B. Obama mới 18 tuổi, lúc đó là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học, và Obama cha 25 tuổi. Hai người học cùng nhau tại Đại học Hawaii. Cũng thời đó, việc nạo phá thai bị cho là bất hợp pháp nên cha mẹ ông phải cưới nhau khi “mọi chuyện đã rồi”.

Ông ngoại Obama biết cô con gái 18 tuổi của mình là người mạnh dạn, ương bướng, ông muốn con gái theo học tại trường Đại học Chicago danh tiếng. Còn bà ngoại thì lại muốn con gái học ở Đại học Hawaii gần nhà để dễ quản lý. Thế nhưng vẫn xảy ra chuyện ngoài ý muốn.

Hồi trung học mẹ ông không yêu đương, cũng không chơi với bạn trai, thường nói là không lấy chồng và giương cao chủ nghĩa nữ quyền. Nhưng một tháng sau khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học thì bà biết yêu, bà yêu đúng người đàn ông đào hoa đa tình là Obama cha. Không lâu sau, hai người dọn đến sống chung, rồi bà có thai và một đám cưới vội vàng diễn ra. Mọi việc xảy ra khiến ông bà ngoại chỉ biết thở dài buồn bã.

Năm Obama 1 tuổi thì bị cha bỏ rơi, mẹ ông lúc ấy mới 19 tuổi, sinh viên năm thứ hai, lóng ngóng chăm con. Mẹ ông là người theo chủ nghĩa lý tưởng, cố chấp, ương ngạnh, việc bà đem lòng yêu người da đen và người gốc châu Á thì không ai lý giải nổi. Đây có lẽ cũng là yếu tố khiến cho nhiều phụ nữ da trắng mê Obama.

Để thực hiện mơ ước của mình, mấy năm sau mẹ ông lại yêu và lấy một lưu học sinh người Indonesia. Bà đã đưa Obama sang Indonesia sinh sống khi Obama tròn 5 tuổi. Đây là đất nước Hồi giáo nên đa số người dân nơi đây đều theo đạo Hồi. Obama chỉ sống ở Indonesia vẻn vẹn 4 năm, trong 4 năm đó, ông là một tín đồ đạo Hồi nhỏ tuổi. Tuy đó là mong muốn của cha mẹ nhưng điều đó sau này lại gây khá nhiều phiền hà cho Obama.

Cha là người da đen nên Obama được thừa hưởng màu da đen của cha; khi còn nhỏ ông bị trêu chọc là “khác loài”, bị mọi người lạnh nhạt. Obama lớn lên trên mảnh đất của người gốc Á, trưởng thành trong vòng tay của người da trắng nhưng lại không phải là người da trắng, cũng không phải là người gốc Á. Ông không tìm thấy bản quán của mình, cũng không có được sự chấp nhận của mọi người.

Khi bắt đầu hiểu chuyện đời, Obama thấy áp lực, tương lai mù mịt, không biết nên làm thế nào. Từ năm lên 10 tuổi, ông hầu như lớn lên trong vòng tay che chở của ông bà ngoại, “không cha không mẹ”. Có thể thấy rằng tâm hồn trẻ thơ của ông quá cô độc.

Obama có ngoại hình của người da đen, não bộ có chứa gen di truyền tinh túy của người da đen và người da trắng; ông sống và lớn lên trong gia đình người da trắng, được nhận sự giáo dục của người da trắng, nhưng người da trắng lại khó có thể chấp nhận ông. Vẻ bề ngoài của Obama khiến mọi người không dám và cũng không muốn tin tưởng, tín nhiệm ông.

Người da đen từ chối ông vì ông chỉ có cái “vỏ bọc” giống họ. Văn hóa khác nhau, nhưng lại cùng chung dòng máu. Người Mỹ da đen ngày nay là cháu chắt của những người da đen nô lệ được giải phóng năm nào, còn Obama thì khác, ông là người ngoài cuộc.

Cho đến khi tốt nghiệp Đại học Colombia, Obama cũng không biết được đâu là nhà mình. Tấm bằng đại học loại giỏi kèm theo thành tích học xuất sắc cũng không thể đem tới cho ông một công việc với mức lương hấp dẫn. Ông thực sự cảm thấy mệt mỏi…

ĐỌC THỬ

1. Lính mới của trường Luật đại học Harvard

Vào 5 giờ sáng ngày Chủ Nhật của tháng 2 năm 1990 tại Chicago, Mỹ.

Gió mùa đông bắc gào thét cả một ngày, và rồi sau đó là những bông hoa tuyết li ti rơi xuống bám chặt vào ô cửa sổ.

Michelle Robinson mệt mỏi sau cả ngày làm việc. Vì đang có một vụ cần giải quyết nên cô đã phải làm đến 12 giờ đêm mới đi ngủ. Lên giường nhưng không nhắm mắt ngủ nổi vì trong đầu hiện lên toàn những tình tiết vụ án. Vừa chợp mắt được một lát thì tiếng chuông điện thoại reo vang khiến Michelle Robinson bừng tỉnh. Michelle Robinson vội nhấc điện thoại ngay.

Michelle Robinson nhận được điện thoại của B. Obama thông báo đã trúng cử vị trí Chủ tịch tạp chí Harvard Law Review, là Chủ tịch da đen đầu tiên từ hơn 100 năm nay của tờ tạp chí này. Vậy là người da đen đã có điểm bứt phá khỏi con số 0. Điều này đáng chúc mừng lắm chứ. Cô vui không chỉ vì Obama là người yêu của mình mà quan trọng hơn, Obama còn là “đồng bào” có cùng màu da với cô.

Hai người trò chuyện với nhau hơn một tiếng, lúc đó đã là 6 giờ sáng. Michelle Robinson không ngủ nữa vì tinh thần phấn chấn, vì thắng lợi của người yêu.

Hơn một năm trước, Michelle Robinson cũng tốt nghiệp tại Học viện Luật thuộc Đại học Harvard. Michelle Robinson học ở đây ba năm và giành được học vị Tiến sĩ Luật. Hồi ấy, Michelle Robinson vừa tốt nghiệp Đại học liền đăng ký thi vào Học viện Luật Harvard và trở thành một trong hơn 800 người may mắn được nhận vào học từ hơn 7.000 đơn xin theo học. Cuối cùng, Michelle Robinson sánh vai cùng 550 người vào học tại Harvard, trở thành tân sinh viên của Học viện Luật. Khi ấy họ được chia thành các lớp, mỗi lớp khoảng 80 học viên, môn bắt buộc thì như nhau, môn tự chọn thì tùy mỗi người và cùng cạnh tranh vị trí thành tích.

Với mỗi sinh viên đại học Harvard thì năm đầu có thể nói là năm vô cùng vất vả. Trước tiên phải hoàn thành những môn học nặng nề, tiếp đó phải cạnh tranh với những đối thủ nặng ký để có được vị trí xếp hạng trong bảng thành tích. Mỗi ngày được ngủ 4 đến 5 tiếng đã là xa xỉ lắm rồi, nhiều khi bận rộn đến độ hai – ba ngày mới được ngủ năm tiếng, bởi phải dành tất cả thời gian để kịp hoàn thành bài thầy giao.

Vị trí xếp hạng thành tích của năm học đầu tiên phần lớn đã định vị quỹ đạo cuộc sống của mỗi người đối với sự phát triển lâu dài.

Hàng năm, Học viện Luật của trường mời thêm một số luật sư danh tiếng từ các Văn phòng luật sư lớn đến giảng bài. Phần lớn các Văn phòng luật sư nổi tiếng ở Mỹ đều có trụ sở đặt tại Boston. Cũng chính những văn phòng luật sư này luôn để ý đến sự phát triển của các sinh viên đại học Harvard. Những sinh viên xuất sắc là mục tiêu để các công ty tranh giành nhau. Cũng chính nhờ vị trí xếp hạng này mà những sinh viên có thứ hạng cao luôn dễ dàng tìm được công việc cho thực tập ngay từ kỳ nghỉ hè của năm thứ hai. Sau khi tốt nghiệp ra trường, hướng đi của những sinh viên này đã có bước đệm cơ bản. Sinh viên của trường vì thế luôn cố gắng học hết mình. Kết quả cạnh tranh của năm học đầu tiên có thể nói là nhân tố quan trọng quyết định tương lai của họ.

Học viện Luật Harvard nằm ở thành phố Boston, bang Masskachusset bờ biển Đông nước Mỹ, là một học viện thuộc Đại học Harvard. Tuy không phải là học viện Luật được thành lập lâu đời nhất trong lịch sử nước Mỹ nhưng đây là học viện Luật có thời gian hoạt động liên tiếp lâu dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Học viện Luật Harvard được thành lập năm 1817, là một trong những trường Luật tốt nhất thế giới hiện nay. Học viện Luật này hiện có thư viện với số đầu sách nhiều nhất trên thế giới. Nơi đây đã đào tạo nhiều người thuộc chuyên ngành luật cho nhiều nơi trên nước Mỹ và thế giới. Phương pháp giảng dạy từ những vụ án thực tế đã trở thành mô hình giáo dục luật của nước Mỹ.

Chế độ đào tạo tiến sỹ của trường cũng giống như những trường luật khác là 3 năm, chủ yếu đào tạo nhân tài cho chuyên ngành Luật. Đại học Harvard có đội ngũ giáo viên chất lượng hàng đầu thế giới và trong lịch sử, học viện Luật đã đào tạo được rất nhiều nhân tài trong ngành, thậm chí là trong giới chính trị nước Mỹ. Nơi đây đã đào tạo ra số Thượng nghị sỹ liên bang nhiều hơn hẳn các trường luật khác. Tuy nhiên, chi phí học tập ở đây khá đắt, học phí đào tạo khóa học 2008 – 2009 là 42.000USD/năm không tính tiền mua sách và tiền sinh hoạt phí. Sinh viên của trường không nhận được nhiều các nguồn hỗ trợ khác, nhưng hầu như họ đều giải quyết được vấn đề kinh phí này. Gia đình không có tiền thì có thể vay ngân hàng. Vì học viện này có tiếng tăm, sinh viên tốt nghiệp đi làm lương rất cao nên rất nhiều ngân hàng sẵn sàng cho họ vay tiền theo học.

Harvard ra khá nhiều tạp chí và cũng có khá nhiều biên tập viên là sinh viên. Tạp chí Harvard Law Review là tờ tạp chí mang tính chất học thuật nổi tiếng trong giới luật Mỹ, có ảnh hưởng lớn tới những tờ báo luật nên được trường rất chú trọng.

Cuối tháng 8 năm 1988, Obama khi đó 28 tuổi đã rời bỏ công việc tổ chức cộng đồng làm được 3 năm ở Chicago để đi học Tiến sĩ Luật trong thời gian 3 năm ở trường Luật Đại học Harvard danh tiếng tại Boston, với hy vọng tràn trề và không một đồng xu dính túi.

1/3 sinh viên có thành tích học tập kém nhất ở Luật Harvard sau khi tốt nghiệp vẫn tìm được công việc luật sư với mức lương một năm hơn 60.000 USD. So với mức lương cách đây 3 năm của Obama là 13.000 USD thì đây quả là một con số trên trời. Tuy nhiên, cũng có một số sinh viên sau khi tốt nghiệp lại chọn những công việc lương thấp là những ngành nghề phục vụ xã hội. Truyền thống giáo dục của Đại học Harvard là nhấn mạnh tinh thần cống hiến và sống có trách nhiệm với xã hội. Obama rất coi trọng nét truyền thống và mục tiêu đào tạo của ngôi trường này.

Các bạn học của Obama đều là những chàng trai, cô gái vừa mới tốt nghiệp hoặc chỉ mới đi làm được thời gian ngắn, vì thế mà ông trở thành anh cả trong lớp. Năm năm tôi luyện qua công tác nên Obama chín chắn hơn những bạn học khác, khả năng quan hệ giao tiếp của ông rất tốt, nhìn nhận vấn đề ở mọi góc cạnh cũng sâu sắc hơn.

Sinh viên Luật ở ngôi trường này đều là những người tài giỏi trong giới luật, chính trị và là những luật sư trong tương lai. Công việc của họ luôn là tranh luận và viết, viết và tranh luận. Vì thế, những người trúng tuyển đều là những người giỏi ăn nói, có chí tiến thủ và hoài bão lớn lao. Chương trình học của trường được xây dựng rất khoa học, đem tới cho họ nhiều cơ hội viết, đọc và tranh luận.

Luật là những quy tắc hướng dẫn xã hội vận hành, với mục đích tạo cho các thành viên trong xã hội có được môi trường tồn tại và cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một loại lý tưởng, còn luật trong thực tế có nhiều cách đọc hiểu khác nhau vì quan hệ lợi ích, văn hóa, bối cảnh khác nhau của mỗi người. Điều này thể hiện rõ ở những sinh viên xuất thân từ trường Luật Đại học Harvard.

Obama biết những gì mang tính xã hội không phải là logic toán lí, nhiều khi không tồn tại sự đúng sai, mà kết quả lại được quyết định hoàn toàn bởi vai trò, vị trí của đương sự. Nhiều năm tiếp xúc ngoài xã hội cộng thêm kinh nghiệm nghề nghiệp đã rèn luyện cho Obama thói quen biết lắng nghe, trên cơ sở đó tìm ra phương án hai bên đều chấp nhận được. Đó là những gì chúng ta vẫn hay nói: “tìm kiếm sự hợp tác trong cạnh tranh”.

Xã hội được tạo ra từ những người có lợi ích không giống nhau, vì thế không thể đáp ứng được hết lợi ích cho mọi người; có được thì cũng phải có mất, nếu một bộ phận người này hài lòng có nghĩa là một bộ phận người khác thì không, thậm chí bất mãn. Như vậy, có một bộ phận người sẽ không được công bằng. Chỉ khi nào các bên đều cảm thấy hài lòng ở một mức độ nhất định thì trạng thái thực này sẽ là một sự cân bằng có hiệu quả. Xã hội cũng vì thế mà bình đẳng hơn, yên ổn hơn.

Obama hiểu lý luận này và áp dụng nó rất nhuần nhuyễn, vì thế ông hun đúc được cho mình khả năng lãnh đạo và tổ chức. Từ xuất phát điểm ấy, Obama càng thông minh, mạnh dạn và nổi bật hơn so với những sinh viên cùng lớp.

Cũng có thể do Obama đã hiểu được đạo lý sâu sắc này từ cuộc đời của cha mình. Cha ông cũng là một người tài giỏi, tốt nghiệp Tiến sĩ trường Đại học Harvard nhưng là người quyết giữ ý kiến của mình và không bao giờ chịu nhượng bộ, kết quả là phấn đấu vô nghĩa vì những cái không hiện thực, cuối cùng phải trả giá bằng cả cuộc đời. Obama không muốn mình có số phận giống như cha. Giỏi giang và có học thức chỉ có ý nghĩa khi sự giỏi giang ấy được xã hội trọng dụng và thực hiện được giá trị. Con người cần phải thích ứng với xã hội, thích ứng với môi trường lớn, sau đó mới tìm cơ hội để thay đổi. Chỉ khi đó, người tài mới là người thông minh thực sự.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button