Hồi ký - danh nhân

Bầu trời chiến tranh

bau troi chien tranh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : A. Pô-crư-xkin

Download sách Bầu trời chiến tranh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đây là tập hồi ký chiến tranh ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của lớp thanh niên Xô-viết trong quân đội, tiêu biểu là những phi công, thợ máy, chỉ huy đã hăng say trong học tập và dũng cảm trong chiến đấu, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của nhân dân Liên Xô trong những năm 1941 – 1945.
Tác giả tập sách: Nguyên soái không quân, ba lần anh hùng Liên Xô cũng đã lập công xuất sắc: tham dự 156 trận – hạ 59 máy bay của địch.
Ở đây chúng ta được gặp gỡ các nhân vật có tính cách đa dạng trong sinh hoạt, chiến đấu, tình bạn, tình yêu. Các chiến sĩ không quân ta cũng học tập được nhiều kinh nghiệm của không quân Xô viết trong xây dựng và chiến đấu
Dịch theo bản tiếng Pháp (CIEL DE GUERRE) của Giăng Săm-pơ-noa ..
Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va
Tham khảo nguyên bản tiếng Nga (HEБO BOЙHЫ) (A.M Khơ-run-giê-go ghi)
Nhà xuất bản Quân sự, Bộ Quốc phòng, Mát-xcơ-va

Trích dẫn :

CHƯƠNG 1 – NHỮNG TRÁI BOM NGƯNG DÒNG THỜI GIAN

1

– Này! Bác đánh xe ngựa!

Khi bác đánh xe giục ngựa lóc cóc chạy tới, tôi cảm thấy mình như đang từ thế kỷ này chuyển qua thế kỷ khác.

– Ra sân bay! – Cô-xchi-a Mi-rô-nốp reo lên, vừa chiếm lấy một chỗ ngồi tốt nhất.

Bác đánh xe đã hiểu chúng tôi muốn đi đâu. Chẳng buồn để ý đến cậu Cô-xchi-a gầy còm, bác đưa mắt nhìn tôi rồi nhìn các phi công khác, lộ vẻ bối rối khi nhận ra bốn anh chàng lo lớn. Và, như đánh giá cỗ xé nhỏ cũ kỹ của mình đủ khả năng chịu đựng, bác giật dây cương:

– Hây, hây! Chú mày!

Những ngôi nhà quen thuộc của đường phố chính lần lượt diễu qua mặt. Buổi sáng tháng năm rực rỡ ánh mặt trời và khung cảnh đỏm đáng của cái tỉnh lẻ khiến chúng tôi vui như mở hội.

Chúng tôi nhớ lại những biến động của năm qua – năm 1941 miền Bét-xa-ra-bị đã thống nhất vào Liên bang Xô-viết, trung đoàn chúng tôi, trong đội hình giống như lúc diễu binh, đã vượt qua biên giới và hạ cánh xuống sân bay Bi-en-xư. Những phi công tất nhiên đã lần đầu làm quen với thành phố qua con đường chính. Chiều nào chúng tôi cũng dạo chơi ở đây.

– Ta có thể đi khắp châu Âu trên chiếc xe ngựa có mui như thế này không? – Cô-xchi-a lém lỉnh nói, mắt nheo lại trước những tia nắng chói chang của mặt trời phương Nam.

– Cậu không tìm được một phương tiện nào tốt hơn để đi à? Xa-sa Mốt-xa-lốp, không vừa ý, nhận xét – Đồng bào đang rời khỏi nơi này.

Bác đánh xe ngoái đầu lại tò mò ngắm cậu ta. Chúng tôi cũng đưa mắt nhìn nhau và nhớ lại một sự kiện mới xảy ra. Vài ngày trước khi khóa học kết thúc, một máy bay ném bom của Nam Tư đã hạ cánh xuống sân bay chúng tôi. Thật là kỳ diệu, tổ bay đã thoát khỏi tay bọn phát xít. Bộ mặt rắn rỏi, đầy kiên nghị của mấy phi công Nam Tư mãi mãi khắc sâu vào tâm trí tôi.

– Còn mình, mình đã sẵn sàng dạo chơi rừng Viên trong âm thanh của khúc van-xơ – Mi-rô-nốp phá tan sự im lặng kéo dài. Chúng tôi đều biết rõ – vì sao Cô-xchi-a lại ở trong trạng thái thơ mộng đó. Hôm qua trên sân ga, trước khi tàu chạy, cậu ta đã có cuộc chia tay đầy xúc động với một cô gái trẻ.

Chiếc xe ngựa đã dừng lại trước thanh gỗ ngáng đường của doanh trại ban tham mưu. Bác đánh xe biết rõ đường: các phi công lỡ ô tô công tác thường tìm cái phương tiện giao thông này để tới nơi làm việc. Đúng là bộ ba chúng tôi đã có một thời không cần dùng đến ô tô và xe ngựa. Chúng tôi đã ngẫu nhiên kiếm được một chiếc xe.

Số là khi chúng tôi mới đến Bi-en-xư, những tay hàng xách bám lấy các sĩ quan Xô-viết như đàn nhặng. Một hôm, một tay phe phẩy lân la tới hỏi:

– Các ngài sĩ quan muốn mua cái gì?

– Một chiếc tàu thủy – Một cậu nào đó trả lời bỡn cợt.

– Một chiếc tàu, cũng được chớ sao? – tay hàng xách nhắc lại không chút bối rối – Nhưng một chiếc ô tô thì rẻ hơn.

– Hãy đem ô tô của anh đến

Ngày hôm sau, một con quái vật có bồn bánh dừng lại trước căn nhà chúng tôi. Thấy tay phe phẩy ngồi lái, chúng tôi ngẩn ra. Làm thế nào bây giờ? Không muốn ra gặp hắn ta nhưng không tiện. Đâm lao thì phải theo lao đành để hắn kéo chúng tôi một vòng trên chiếc xe tồi tàn.

– Một kiểu xe đua – hắn giới thiệu mặt hàng và chỉ cho chúng tôi nhãn hiệu xe: Hít-pa-nó Xu-i-da.

Khó mà nhin được cười với cái phương tiện thời thượng cổ, hai chỗ ngồi, bốn bánh gỗ lắp lốp đặc ấy, chồng chất trong chiếc xe cổ lỗ, chúng tôi vui cười chạy qua thành phố, làm điếc tai người qua đường bằng những tràng tiếng nổ bành bạch. Sau cuộc dạo chơi, mọi người nhất trí nếu có thêm một chiếc Hít-pa-nó Xu-i-da với giá hời làm tiện nghi thì không không phải là dở.

Thế là nhóm chúng tôi đã tự xoay xở được phương tiện đi lại. Từ đó, chúng tôi không đi làm việc trên ô tô công cộng mà trên chiếc xe đua thể thao. Lúc nhàn rỗi, chúng tôi cũng phóng xe như gió trên những con đường tốt. Trước khi vào khóa học, chúng tôi đã tặng lại chiếc Xu-i-da cho bè bạn. Sau đó, chắc nó đã trở thành hàng đồng nát trong năm qua, cuộc sống đã có nhiều đổi thay ở Bét-xa-ra-bi, với chế độ mới, với sự xâm nhập của kỹ thuật hiện đại.

Ở ban tham mưu trung đoàn, chúng tôi chỉ gặp đồng chí thiếu úy trực ban. Anh báo cho biết mọi phi công và thợ máy đã rời đến một địa điểm gần làng Mai-a-ki ở vùng phụ cận Cô-tốp-xcơ.

– Nhưng trung đoàn trưởng còn ở đây – anh nói thêm – có lẽ đồng chí ấy ở ngoài sân bay.

Chúng tôi lập tức bỏ đi tìm thiếu tá I-va-nốp.

Cả sân bay bị xới lộn. Xe tải đi lại như mắc cửi giữa những đống đất mới đào; đây đó những chàng thanh niên Bét-xa-ra-bị đang xúc đất bằng xẻng.

– Cái gì thế các bạn? – Cô-xchi-a thốt lên. Chẳng để ý đến những lời phỏng đoán của chúng tôi, cậu ta nói tiếp – Có lẽ chúng ta sắp được cất cánh trên đường băng bê tông.

– Mình chỉ mong thế này thôi! Mình đã nhiều lần nghe nói đến đường băng bê tông, nhưng chưa lần nào được lăn bánh trên đó cả.

– Như là một tổ kiến, nhung nhúc những chiếc mũ đen.

– Nhịp điệu lao động xô-viết đấy!

Chưa có máy bay trên sân bay. Tận cuối sân, gần bờ suối chỉ thấy những hòm trắng dài hình bầu dục. Thấy trung đoàn trưởng, kỹ sư Sô-bô-khô-vích và mấy anh thợ máy ở gần đó, chúng tôi liền đi đến.

Vích-to I-va-nốp tỏ ý vui mừng khi thấy chúng tôi. Trên cương vị là người mang quân hàm cao hơn cả, tôi báo cáo khóa học đã kết thúc, chúng tôi đến nhận sự phân công. Đồng chí mỉm cười bắt tay chúng tôi và nói:

– Chúc mừng các đồng chí đã học xong, và riêng chúc đồng chí Pô-crư-skin với chức vụ mới.

Chúng tôi nhin nhau. Mi-rô-nốp đứng bên tôi, không kìm được:

– Tôi đã nói với cậu là huấn luyện viên trưởng sẽ không tha thứ cho cậu về những “cú móc”. Tôi chúc mừng cậu đã được phê chuẩn Làm phi công thường.

I-va-nốp vẫn cười, trên khuôn mặt đầy dặn, đôi mắt đen và to nheo lại với vẻ âu yếm.

– Pô-crư-skin được cử làm phó chỉ huy phi đội – anh tuyên bố – còn những “cú móc” của đồng chí, chúng tôi đã biết. Khi nào lái máy bay Mích, đồng chí sẽ thử những ngón ấy. Điều khiển loại này còn khó hơn kiểu I16 nhiều.

Cái mà bè bạn gọi đùa những “cú móc” là những đường bay sáng tạo hoặc cải biến mà tôi đã làm trong các lần luyện tập không chiến. Huấn luyện viên trưởng, phó trung đoàn trưởng Gi-dơ-nhép-xki vốn được đào tạo bay cơ bản kỹ lưỡng, thường ghét mọi sự đổi mới.

Tôi chưa hiểu ngay ý câu nói của I-va-nốp: “Khi nào đồng chí lái một chiếc Mích”

Nhưng kia rồi! Từ những chiếc hòm lớn thon thon chui ra những chiếc máy bay tiêm kích màu xanh nhạt, mới tinh, gíông như những chú gà con chui ra khỏi vỏ: Anh em thợ máy mở hòm xong liền lắp ráp ngay.

Mỗi loại máy bay kiểu mới xuất hiện ở sân bay là một biến cố trong đời sống của các phi công. Chúng tôi vội lao đến quanh những chiếc hòm. Nhưng ngay lúc ấy, tiếng ù ù trên không đã lôi kéo sự chú ý của chúng tôi. Mọi người ngước nhìn lên trời. Chú ý kỹ chúng tôi mới nhận thấy một chiếc máy bay lạ đang bay ở độ cao khoảng năm nghìn mét.

– Một máy bay trinh sát của Đức.

– Một chiếc Gioong-ke.

– Đúng, nhưng không phải chỉ mình nó; có bọn Mét-xe-smit đi kèm.

Quả thật có bốn chiếc tiêm kích bay lượn quanh chiếc máy bay ném bom hai động cơ, cánh hình thoi. Sau khi bay trên lãnh thổ Liên Xô, bọn chúng vòng trở về phía tây, bay thắng qua Bi-en-xư.

Cách đây nhiều năm, vào một ngày tháng chín, lần đầu tiên tôi đã trông thấy một chiếc máy bay trên bầu trời trong trẻo của thành phố Nô-vô-xi-biếc – quê hường tôi. Sau khi lượn vài vòng, nó đã hạ cánh xuống khu vực quân sự trước sự ngạc nhiên của người lớn và trẻ con. Cả thành phố đều lao đến. Nhờ có cặp giò nhanh nhẹn lợi thế hơn người lớn, bọn trẻ con chúng tôi đã đến đây đầu tiên. Mặc chiếc dây thừng chặn quanh máy bay, chúng tôi vẫn tìm được cách xán lại gần. Tôi vừa rụt rè sờ vào chất kim loại lạnh ngắt của cánh máy bay vừa thèm thuồng hít mùi không khí âm ấm là lạ pha lẫn xăng và dầu mỡ.

Phải chăng có thể lại chính những giây phút may mắn đó đã quyết định xu hướng sau này của tôi.

Trong cuộc mít tinh tổ chức gần chiếc máy bay, nhiều người nói về việc thành lập ngành hàng không Xô-viết, về công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Lần đầu tiên, tôi được nghe hai tiếng “Gioong-ke”. Mọi người biết chiếc máy bay ở trước mặt đã được mua từ Đức về, nhờ tiền quyên góp của nhân dân Xi-bê-ri. Và, nó đang làm cuộc hành trình cổ động qua những thành phố của chúng ta…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button