Kỹ năng mềm

Mở Khóa Sáng Tạo

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alphabooks Biên Soạn

Download sách Mở Khóa Sáng Tạo ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Mở Khóa Sáng Tạo với các phương pháp cụ thể, những câu chuyện thú vị và các bài tập rèn luyện trí não bổ ích, chắc chắn sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng giúp bạn mở toang cánh cửa của Thành Công.

Nhà tâm lý học, triết học nhân văn người Đức – Erich Fromm đã nói rằng: “Sự sáng tạo đỏi hỏi bạn phải có can đảm để buông tay khỏi những điều chắc chắn.” Điều đơn giản ấy không phải ai cũng biết, tin và làm được.

Theo nghiên cứu thì con người mới chỉ sử dụng 15% hiệu suất não bộ. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng sáng tạo hiện tại của mình. Có rất nhiều cách để suy nghĩ sáng tạo. Và khi sáng tạo, ta sẽ hăng hái nhiệt tâm hơn, học tập và làm việc say mê hơn, trưởng thành hơn, sống ý nghĩa và vẹn toàn hơn.

Bạn luôn băn khoăn tự hỏi tại sao có người nghĩ được rất nhiều ý tưởng nhưng có người lại không thể nghĩ được gì; sáng tạo có phải là năng lực Trời phú cho những người may mắn hay có một phương thức bí truyền nào cho ý tưởng sáng tạo? Mở Khóa Sáng Tạo sẽ cho bạn câu trả lời thuyết phục.

Bạn sẽ hiểu được rằng không gì khác, chính cách nghĩ mới, cái nhìn mới và niềm tin chắc chắn sẽ là chìa khóa để bạn đến gần với lối tư duy sáng tạo trong cuộc sống và trong công việc.

Hãy cùng rèn luyện để tìm cho mình sự say mê, nhiệt tâm để sống trọn vẹn hơn.

“Logic đưa anh từ điểm A tới điểm B. Còn trí tưởng tượng sẽ đưa anh tới mọi nơi.” – Albert Einstein.

Lời dẫn

Nhà tâm lý học, triết học nhân văn người Đức – Erich Fromm đã nói rằng: “Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để buông tay khỏi những điều chắc chắn.” Điều đơn giản ấy không phải ai cũng biết, tin và làm được.

Bạn luôn băn khoăn tự hỏi tại sao có người nghĩ được rất nhiều ý tưởng nhưng có người lại không thể nghĩ được gì; sáng tạo có phải là năng lực trời phú cho những người may mắn hay có một phương thức bí truyền nào cho ý tưởng sáng tạo? Mở khóa sáng tạo sẽ cho bạn câu trả lời thuyết phục.

Bạn sẽ hiểu được rằng không gì khác, chính cách nghĩ mới, cái nhìn mới và niềm tin chắc chắn sẽ là chìa khóa để bạn đến gần với lối tư duy sáng tạo trong cuộc sống và trong công việc. Mở khóa sáng tạo sẽ tiết lộ cho bạn qua những phương pháp để tạo ra ý tưởng sáng tạo. Những câu chuyện thực tế và thú vị về sáng tạo cùng các bài tập rèn luyện trí não bổ ích là chiếc chìa khóa vạn năng giúp bạn mở toang cánh cửa của thành công.

Hãy thử cảm giác của sáng tạo, bạn sẽ thấy nhiệt tâm và say mê hơn với công việc và cuộc sống phía trước.

Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách nhỏ hữu ích này!

Hà Nội, tháng 7 năm 2013

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA

ĐỌC THỬ

  1. Sáng tạo

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm ra bằng chứng để chứng minh nguồn gốc của các thiên tài. Trong nghiên cứu năm 1904, Havelock Ellis ghi chú rằng hầu hết các thiên tài đều có cha lớn hơn 30 tuổi và mẹ nhỏ hơn 25 tuổi và thường ốm yếu khi còn nhỏ. Những học giả khác cho rằng nhiều người sống độc thân (Descartes, Galileo, Newton), những người khác thì mồ côi cha (Dickens) hay mồ côi mẹ (Darwin, Marie Curie). Rốt cuộc, những cơ sở dữ liệu này chẳng nói lên điều gì.

Các học giả cũng cố gắng đo lường mối liên hệ giữa trí thông minh và thiên tài. Nhưng chỉ có trí thông minh thôi là chưa đủ. Marilun vos Savant có chỉ số thông minh là 228, cao nhất từ trước đến nay, không đóng góp được nhiều cho khoa học hay nghệ thuật mà chỉ là người làm chuyên mục hỏi – đáp cho tạp chí Parade. Người đoạt giải Nobel Richard Feynman hiếm khi đạt chỉ số IQ 122, thấp hơn nhiều so với các nhà vật lý bình thường khác.

Phần lớn mọi người đều có chỉ số IQ ở  mức trung bình, trước một vấn đề, họ có thể đưa ra được những câu trả lời thông thường. Chẳng hạn, khi được hỏi: “Một nửa của 13 là bao nhiêu?” lập tức ai cũng trả lời được là 6,5 hay sáu rưỡi. Câu hỏi quá dễ, thường bạn chỉ nghĩ câu trả lời trong vài tích tắc rồi chuyển sự chú ý sang hướng khác.

Thông thường, chúng ta đưa ra câu trả lời dựa trên những kinh nghiệm thu thập được trong quá khứ. Khi đứng trước vấn đề, chúng ta liên hệ với những thứ trong quá khứ đã từng xảy ra. Chúng ta hỏi: “Tôi đã học được gì trong cuộc sống, trong nhà trường hay trong công việc giúp tôi giải quyết vấn đề?” Rồi chúng ta lựa chọn phương án dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ, không tính đến những phương pháp của người khác, để đưa ra kết luận của chúng ta. Vì thực hiện theo các bước rõ ràng dựa trên kinh nghiệm, chúng ta ngạo mạn và tin chắc vào giải pháp của mình.

Ngược lại, thiên tài không thích sự lặp lại. Đứng trước vấn đề, họ tự hỏi làm sao tìm ra được nhiều phương án khác nhau để giải quyết chúng, thay vì hỏi xem họ đã được dạy những gì để giải quyết vấn đề. Họ có khuynh hướng đưa ra nhiều phản ứng khác nhau, một số trong đó không theo quy ước và nếu khả dĩ, sẽ có phương án độc nhất. Trở lại câu hỏi trên: “Một nửa của 13 là bao nhiêu?” những người sáng tạo sẽ nói rằng có nhiều cách khác nhau để biểu thị “mười ba” và nhiều cách khác nhau để giảm một nửa cái gì đó. Bạn có thể khám phá ra nhiều điều thú vị trong câu hỏi này khi tìm đọc cuốn sách Một nửa của 13 là 8 do Alpha Books xuất bản năm 2012.

Người sáng tạo tìm nhiều cách để xem xét vấn đề từ cách kém khả thi cho tới cách khả thi nhất. Sẵn sàng khám phá tất cả các cách là điều rất quan trọng, dù có thể chỉ tìm được một cách khả dĩ. Có lần người ta hỏi Einstein sự khác biệt giữa ông và người bình thường là thế nào, ông đáp rằng nếu bạn yêu cầu người bình thường tìm cây kim trong đống cỏ khô, người đó sẽ ngừng lại khi tìm thấy cây kim. Nhưng ông sẽ “mổ xẻ” toàn bộ đống cỏ khô để tìm kiếm những thứ không cần thiết khác có thể tìm được.

Khi được hỏi: “Bạn có sáng tạo không?” phần lớn sẽ đắn đo trước khi trả lời câu hỏi này vì không tin rằng mình là người sáng tạo. Thường thường chúng ta vẫn mặc định chỉ có các nghệ sĩ, nhà điêu khắc, nhà văn, nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công và diễn viên mới là những người sáng tạo đích thực. Có thể thêm vào danh sách này các nghệ nhân và kiến trúc sư.

Điều lạ là những nghề như tài chính, kế toán không bao giờ được dẫn vào danh mục sáng tạo chỉ đơn giản là vì người ta vẫn nghĩ sáng tạo trong kế toán nghĩa là gian lận sổ sách, tài khoản. Danh sách những người sáng tạo cũng không bao gồm người lao động, nông dân, nhân viên môi trường, kỹ sư và đặc biệt là công nhân viên chức. Kỳ thực, thương nhân và kỹ sư là những nghề cần rất nhiều sự khéo léo, trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Công nhân viên chức, bộ đội hay cảnh sát vốn bị xem là những người cứng nhắc rập khuôn vì công việc hàng ngày buộc phải tuân theo các thủ tục và quy tắc. Nhưng họ lại là những người tháo vát, tỉ mẩn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Tệ hơn nữa, những người lao động chân tay cực nhọc ngày này qua ngày khác như công nhân, nông dân gần như bị đánh bật khỏi địa hạt của sự sáng tạo. Thật là quan niệm sai lầm!

Có câu chuyện cũ về ba người thợ xây thế này:

Một người khách đi ngang qua nơi những người thợ hồ đang xây một bức tường và hỏi về công việc họ đang làm.

Người thứ nhất chẳng suy nghĩ gì, đáp ngay: “Chúng tôi trộn hồ, đặt các viên gạch và xây tường.”

Chẳng có gì lạ cả.

Người khách đến hỏi người thợ thứ hai, ông đưa tay lau mồ hôi trên trán rồi trả lời: “Tôi đang làm công việc mà một ngày có thể kiếm được 5 bảng Anh.”

Cũng thường thôi.

Người thợ thứ ba đang làm việc hăng say đến nỗi không để ý đến sự có mặt của người khách lạ. Người khách tới gần hỏi: “Xin lỗi, ông có thể cho biết ông đang làm gì được không?”

Người thợ dừng tay và chậm rãi trả lời: “Tôi đang cùng mọi người xây một trong những bức tường của một nhà thờ lớn mà sau này tôi có thể dẫn con cháu của mình đến thăm và tự hào nói với chúng rằng cha ông chúng là người góp phần xây nên những bức tường của nhà thờ đó.”

Cùng một công việc mà ba người có ba cách trả lời khác nhau, cũng chính là ba quan niệm làm việc và sống khác biệt nhau. Hai người đầu tiên chỉ chú tâm vào những nỗi lo đời thường, một dạng “áo cơm ghì sát đất.” Người thứ ba đã để trí tưởng tượng phát huy. Đó là một dạng của sáng tạo.

Thiền sư Osho nói rằng tất cả mọi thứ bạn làm đều có thể trở nên sáng tạo. Bản thân hoạt động không chứa đựng sự sáng tạo hay phi sáng tạo mà chính người làm mang lại ý nghĩa cho nó. Bạn có thể sơn một cách máy móc không sáng tạo. Bạn có thể hát lặp đi lặp lại đầy nhàm chán, nhưng bạn cũng có thể làm sạch sàn nhà một cách đầy sáng tạo. Sáng tạo là bạn thổi vào việc bạn đang làm một thái độ, một cách tiếp cận mới. Vì vậy, không có gì lạ khi có những người nhận được rất nhiều những lời ngợi khen và danh hiệu về sáng tạo. Ai cũng có thể sáng tạo. Chỉ cần bạn thay đổi suy nghĩ và thuyết phục chính mình và có thể tự tin nói: “Tất nhiên, tôi rất sáng tạo!”.

Tác giả Jack Foster trong cuốn sách Một nửa của 13 là 8 đã liệt kê rất nhiều quan niệm về sáng tạo. Tựu chung lại, chúng tôi đồng tình với quan niệm: Sáng tạo chẳng qua là kết hợp những cái có sẵn lại với nhau để tạo thành cái mới.

Johannes Gutenberg chế tạo ra máy in sau những khám phá tuyệt vời của chuyến thăm quan nhà máy ép rượu và máy đúc tiền.

Thép luyện được phát kiến ra sao? Do một người thợ đồng hồ có tên Benjamin Huntsman, ông đã nỗ lực cải thiện chất lượng thép cho dây cót, bắt chước cách đốt lò nung thủy tinh.

Ý tưởng phanh hơi bắt nguồn từ đâu? Là do một lần George Westinghouse xem cách vận hành của máy khoan đá trong công trình xây dựng đường hầm xuyên qua dãy núi An-pơ.

Vì sao máy tính tiền xuất hiện? Do một lần James Ritty đi tàu hơi nước vượt Đại Tây Dương và nhìn thấy thiết bị đếm vòng quay chân vịt….

Christopher Sholes liên hệ giữa các phím đàn dương cầm với máy gõ chữ để phát minh ra loại máy đánh chữ QWERTY hiện đại đầu tiên trên thế giới.

Không sáng tạo, thế giới sẽ bị hủy diệt. Chúng ta cần sáng tạo để làm việc hay giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Ai cũng có khả năng sáng tạo, quan trọng là biết cách nuôi dưỡng tính sáng tạo dần theo thời gian.

Sáng tạo gắn liền với cảm xúc tích cực. Người sáng tạo là người luôn vui tươi, lòng tràn đầy tình yêu, sự tò mò và hạnh phúc. Những người có nhiều khả năng sáng tạo nhất đều là người cảm thấy hạnh phúc. Nơi nào có sợ hãi, tức giận, buồn bã, lo lắng, nơi đó không thể nảy mầm sáng tạo.

Chỉ những người mang trong mình cảm xúc tích cực mới có khả năng sáng tạo. Chỉ họ mới quan tâm đến thế giới xung quanh và phát hiện ra những điều thú vị và sống động trong cuộc sống để từ đó sáng tạo được khơi nguồn.

Chuyên gia cũng có thể sai!

Tất cả những điều dưới đây đều được nhận định bởi các chuyên gia, nhưng thực tế đã chứng minh, điều họ nói hoàn toàn sai.

–  Máy quay đĩa… chẳng có giá trị thương mại nào.

(Thomas Edison nhận xét về phát minh

của mình năm 1880).

– Trong vòng 50 năm nữa, con người sẽ không bay được.

(Wilbur Wright nói với em trai Orville năm 1901, hai năm trước khi chiếc máy bay thử nghiệm của họ bay được).

– Kẻ chết tiệt nào muốn nghe diễn viên nói cơ chứ?

(Harry Warner, đồng sáng lập hãng phim Warner Bros).

– Những phát minh đã đạt tới giới hạn của chúng và ta thấy không có hy vọng nào để có thể tiến xa hơn.

(Julius Sextus Frontinus, kỹ sư thiên tài người La Mã phát biểu từ những năm đầu Công nguyên).

– Mọi thứ có thể phát minh đều đã được phát minh.

(Charles Duell, Ủy viên văn phòng sáng chế Hoa Kỳ, năm 1899).

– Người Mỹ cần có điện thoại nhưng chúng ta thì không. Chúng ta đã có quá nhiều người đưa tin rồi.

(William Preece, kỹ sư trưởng bưu điện Anh, năm 1878).

– Tôi nghĩ rằng có một thị trường toàn cầu cho 5 máy tính.

(Thomas Watson, chủ tịch IBM, năm 1943).

– Truyền hình sẽ không thể duy trì được quá 6 tháng, mọi người sẽ thấy phát chán khi phải nhìn vào cái hộp nhỏ bằng gỗ dán mỗi tối.

(Darryl Zanuck, đồng sáng lập xưởng phim 20th Century Fox, năm 1946).

– Là tôi, tôi sẽ đóng cửa Apple và trả lại tiền cho các cổ đông.

(Michael Dell, nhà sáng lập Tập đoàn Dell, năm 1997).

– Chả có lý do gì để ai đó muốn sở hữu riêng một chiếc máy tính tại nhà của họ.

(Ken Olsen, nhà sáng lập Digital Equipment Corp, năm 1977).

– Không ai muốn một máy tính cá nhân có bộ nhớ nhiều hơn 637 KB, 640 KB đã là quá đủ rồi.

(Bill Gates, năm 1981).

– Giáng sinh tới iPod sẽ xong đời.

(Alan Sugar, nhà đầu tư mạo hiểm, năm 2005).

Không phải chỉ chuyên gia mới có khả năng sáng tạo

Bạn biết chiếc máy tính tiền đầu tiên do ai sáng chế ra không? Là James Ritty – ông chủ của một khách sạn.

Cha đẻ của hãng Kodak lại là một nhân viên nhà băng, George Eastman. Chính Eastman là người sáng chế ra máy quay phim chạy bằng cuộn phim năm 1888, khai sinh ra ngành Nhiếp ảnh bình dân.

Chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Laszlo Biro – phóng viên người Hungary. Khi đang làm việc, Laszlo Biro nhận thấy mực dùng để in báo khô rất nhanh và không làm cho giấy bị nhòe. Ông đã cố sử dụng cùng loại mực cho bút máy nhưng nhận thấy mực không chảy ra đầu bút do mực quá sệt. Ông đã làm việc với anh trai mình, vốn là một nhà hóa học và đã phát minh ra đầu bút gồm một viên bi có thể xoay trong một hốc, do đó có thể lăn mực từ ống chứa mực và in lên giấy. Biro đã đăng ký phát minh ở Paris năm 1938.

Vào thập niên 1920, Florence Lawrence, một nữ diễn viên nổi tiếng tại Mỹ đã sáng chế ra thiết bị có tên gọi “auto signaling arm” tạm dịch là Tay xi-nhan ô tô, phiên bản đầu tiên của đèn xi-nhan ngày nay.

Tình cờ vào một buổi sáng năm 1903, người bán nút chai đến từ Boston tên là Gillette cạo râu và nhận ra dao cạo đã bị cùn. Ông băn khoăn tại sao phải mất nhiều thời gian mài để làm bén lại lưỡi dao mới có thể dùng tiếp mà không nghĩ đến một lưỡi dao đủ mỏng và rẻ để có thể vứt đi sau khi không sắc nữa? Để trả lời câu hỏi này, Gillette phải mất đến tám năm để đúc được một lưỡi dao đủ mỏng như mong muốn và năm 1911 ông đã lấy được bằng sáng chế về chiếc dao cạo này.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button